QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những câu "khó dịch" trong xây dựng

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Toyoura
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Các bác xem phần Principal axis (not principle axis) trong này.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Moment_of_inertia
    Tôi nhớ không nhầm thì cái này được học từ năm thứ 3 đại học thì phải:

    Leave a comment:


  • nguyenngoc74
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Các bác bận rộn quá hay sao ấy, kém sôi nổi thế.
    Sorry, đáng lẽ phải post đoạn này trước:
    17.4. THREE DIMENSIONAL DYNAMIC ANALYSIS
    It is possible to conduct a dynamic, time-history, response analysis by either the
    mode superposition or step-by-step methods of analysis. However, a standard time-
    history ground motion, for the purpose of design, has not been defined. Therefore,
    most engineers use the response spectrum method of analysis as the basic approach.
    The first step in a response spectrum analysis is the calculation of the three
    dimensional mode shapes and frequencies as indicated in the previous section.
    17.4.1. Dynamic Design Base Shear
    For dynamic analysis, the 1994 UBC requires that the “design base shear”, V, is to
    be evaluated from the following formula:
    V = [ Z I C / RW ] W (17.1)
    Where
    Z= Seismic zone factor given in Table 16-I.
    I= Importance factor given in Table 16-K.
    RW = Numerical coefficient given in Table 16-N or 16-P.
    W= The total seismic weight of the structure.
    C= Numerical coefficient (2.75 maximum value) determined from:
    2/3
    C = 1.25 S/ T (1-2)
    Where
    S= Site coefficient for soil characteristics given in Table 16-J.
    T= Fundamental period of vibration (seconds).
    The period, T, determined from the three dimensional computer model, can be used
    for most cases. This is essentially Method B of the code.
    Since the computer model often neglects nonstructural stiffness, the code requires
    that Method A be used under certain conditions. Method A defines the period, T, asfollows:
    3/4
    T = Ct.h (1-3)
    where h is the height of the structure in feet and Ct is defined by the code for various
    types of structural systems.
    The Period calculated by Method B cannot be taken as more than 30% longer than
    that computed using Method A in Seismic Zone 4 and more than 40% longer in
    Seismic Zones 1, 2 and 3.
    For a structure that is defined by the code as “regular”, the design base shear may be
    reduced by an additional 10 percent. However, it must not be less than 80 percent
    of the shear calculated using Method A. For an “irregular” structure this reduction
    is not allowed.

    17.4. Phân tích động không gian:
    Thật là cần thiết để thực hiện việc phân tích hàm phổ, lịch sử-thời gian, động bởi hoặc là PP phân tích tổng hợp hoặc là PP phân tích từng bước. Tuy nhiên, dịch chuyển nền lịch sử - thời gian chuẩn, cho mục đích thiết kế, chưa được xác định. Vì vậy, hầu hết các kỹ sư sử dụng phương pháp phân tích hàm phổ như là phương pháp cơ bản. Bước đầu tiên của phân tích hàm phổ là tính toán mô hình hóa và tần số dao động như xác định ở phần trước.
    17.4.1 Lực cắt nền thiết kế động:
    Theo phân tích động, TC UBC 1994 yêu cầu là “lực cắt nền động”, V, được xác định bởi công thức dưới:
    V = [ Z I C / RW ] W (17.1)
    Trong đó:
    Z= Yếu tố vùng động đất cho ở bảng 16-I.
    I= Yếu tố tầm quan trọng cho ở bảng 16-K.
    RW = Hệ số cho ở bảng 16-N or 16-P.
    W= Tổng trọng lượng kết cấu.
    C= Hệ số (max 2.75) xác định từ:
    C = 1.25 S/ T^(2/3) (1-2)
    Trong đó:
    S= Hệ số đặc trưng nền đất cho ở bảng 16-J.
    T= Chu kỳ dao động cơ bản (giây).
    Chu kỳ T xác định từ mô hình tính không gian, có thể được sử dụng cho hầu hết các trường hợp. Sử dụng phương pháp B của tiêu chuẩn. Từ khi mô hình tính toán thường xuyên bỏ qua độ cứng phi kết cấu, tiêu chuẩn yêu cầu Phưong pháp A được dùng trong những điều kiện nhất định. PP A xác định chu kỳ T, như sau:
    T = Ct.h^(3/4) (1-3)
    Ở đây h là chiều cao của công trình tính bằng feet và Ct được xác định bởi TC cho nhiều kiểu khác nhau của hệ thống kết cấu.
    Chu kỳ tính toán bởi PP B không được chấp nhận khi lớn hơn 30% giá trị tính toán theo PP A ở vùng động đất 4 và lớn hơn 40% trong vùng động đất 1, 2 và 3.
    Đối với kết cấu mà được xác định là đều đặn, lực cắt nền thiết kế có thể giảm 10%. Tuy nhiên, nó không nhỏ hơn 80% của lực cắt tính bởi PP A. Đối với kết cấu không đều đặn thì việc giảm này không cho phép.
    Trong này có một số ý rất mới, đề nghị mọi người có ý kiến nhé.
    Last edited by nguyenngoc74; 14-07-2006, 10:36 AM.

    Leave a comment:


  • cauBTCT
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Em hâm mộ bác Xuân Thủy quá đi, lĩnh vực nào cũng có mặt bác đều đều. Mà em thấy bác cái gì cũng tài mới lạ. Hôm nào lên diễn đàn em cũng được đọc dăm ba bài của bác, thấy khôn ra đáng kể.
    Chúc bác luôn mạnh khoả để anh em được học hỏi bác nhiều.
    Chẳng hiểu trước đây mình biết nhau không nhỉ. Em ở trường Đh GTVT Thủ Đức.
    Chào thân ái.

    Leave a comment:


  • lamviethoansdcc
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Về hai cái phương pháp tổ hợp, em xin post lên đây cho mọi người dễ tham khảo.

    Theo em thì CQC dịch là [Căn của] Tổ hợp bậc hai hòan chỉnh thì đúng với diễn giải toán học của nó hơn.

    CQC chính xác hơn trong phép phân tích phản ứng so với SRS.
    Attached Files

    Leave a comment:


  • nguyenngoc74
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi Toyoura
    Khi nói đến lực thì người ta thường nói đến 3 thứ (điểm đặt, hướng (=phương + chiều) và độ lớn). Trong câu trên, tôi nghĩ đơn giản là tác giả muốn nhấn mạnh lực động đất thiết kế có thể xuất hiện từ bất cứ phương nào trong mặt phẳng nằm ngang, và phương của lực động đất được giả thiết không trùng với phương của từng trục chính cấu kiện. Thiết kế bao giờ cũng thiên về an toàn.
    Tôi cũng nghĩ giống như bác, phần tiếp nhé:
    17.4.4. Basic Method of Seismic Analysis
    In order to satisfy the current requirements, it is necessary to conduct two separate
    spectrum analyses in the major and minor principal directions (as defined above).
    Within each of these analyses, the Complete Quadratic Combination (CQC) method
    is used to accurately account for modal interaction effects in the estimation of the
    maximum response values. The spectra used in both of these analyses can be
    obtained directly from the Normalized Response Spectra Shapes given by the
    Uniform Building Code.

    Phương pháp cơ bản phân tích động đất:
    Để thỏa mãn các yêu cầu hiện hành, thật là cần thiết để điều khiển hai phân tích phổ riêng rẽ trong hai hướng chính chủ đạo và thứ yếu (như xác định ở trên). Trong mỗi phân tích này, phương pháp tổ hợp căn hòan chỉnh (CQC) được sử dụng để tính toán chính xác ảnh hưởng qua lại trong sự ước lượng các giá trị phản ứng max. Hàm phổ sử dụng trong cả hai phân tích này có thể được lấy trực tiếp từ mô hình phổ phản ứng thông dụng cho bởi UBC.

    Tóm tắt: Có hai phương chính vuông góc, major principal directions ứng với phương chính có tần số dao động riêng bé nhất, và minor principal directions là phương vuông góc với phương kia. Sử dụng phương pháp CQC để tính giá trị phổ max theo mỗi phương, các hàm phổ có thể sử dụng trực tiếp từ các hàm có sẵn ở TC UBC94.
    Không hiểu như vậy đã chuẩn chưa?
    Last edited by nguyenngoc74; 13-07-2006, 11:56 AM.

    Leave a comment:


  • Toyoura
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi nguyenngoc74
    Có lẽ chuyên môn của bác sâu nên bác dịch khá thoáng với lại hầu hết những từ kỹ thuật "em" đã tra từ từ điển xây dựng nên "em" nghĩ nghĩa đã khá sát rồi. Ví dụ như từ concurrently thì nghĩa "em" tra được là đồng quy.
    The required design seismic forces may come from any horizontal direction and, for the purpose of design, they may be assumed to act non-concurrently in the direction
    of each principal axis of the structure.

    Khi nói đến lực thì người ta thường nói đến 3 thứ (điểm đặt, hướng (=phương + chiều) và độ lớn). Trong câu trên, tôi nghĩ đơn giản là tác giả muốn nhấn mạnh lực động đất thiết kế có thể xuất hiện từ bất cứ phương nào trong mặt phẳng nằm ngang, và phương của lực động đất được giả thiết không trùng với phương của từng trục chính cấu kiện. Thiết kế bao giờ cũng thiên về an toàn.

    Leave a comment:


  • phu_ho
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Các bác dịch thoáng qua, tôi thấy cứ chân phương word-by-word thì xin góp ý tí tẹo thế này

    Nguyên văn bởi XUAN THUY
    Quả thực, "em" chịu bác thôi ...

    1) Directional khác với direction. Ở đây, "directional" hàm ý là cùng phương với phương chính, còn "orthogonal" là phương vuông góc với phương chính. Trước hết bác phải hiểu nghĩa chuyên môn và sau đó phải nắm chắc hành văn (ngữ pháp).
    Theo tôi thì nói directional hàm ý là khác phương với phương chính có lẽ chính xác hơn vì nếu cùng phương thì không cần phải xét đến cái gọi là directional effect nữa.

    2) non-concurrently chẳng có nghĩa đồng trục hay đồng quy ở đây cả, đơn giản là "không trùng với phương ta đang xét" mà thôi (phương chính và phương vuông góc với phương chính).
    Cái này cứ đơn giản mà gọi là "đồng thời" hay "cùng" có lẽ là ổn rồi ạ. (càng không thể gọi là đồng quy vì có gì liên quan đến đồng quy ở đây đâu ạ ? ) Đại khái là "... có thể giả thiết là chúng không cùng tác dụng trên mỗi phương chính của kết cấu."

    Có 2 phương chính vuông góc với nhau bác Xuân Thủy ạ.

    "Also, it is allowable to design members for 100 percent of the seismic forces in one direction plus 30 percent of the forces produced by the loading in the other direction."

    Tôi nghĩ tác giả muốn nói đến qui định cho phép thiết kế chi tiết với ... chứ không phải trực tiếp cái phép cộng vector cho phép thế đâu. Với lại "the other direction" là chỉ "phương còn lại" tức là cái phương vuông góc với phương đang xét (chứ không phải là bất kỳ phương nào khác)

    Leave a comment:


  • nguyenngoc74
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Có lẽ chuyên môn của bác sâu nên bác dịch khá thoáng với lại hầu hết những từ kỹ thuật "em" đã tra từ từ điển xây dựng nên "em" nghĩ nghĩa đã khá sát rồi. Ví dụ như từ concurrently thì nghĩa "em" tra được là đồng quy.
    Về quan điểm, "em" cho là dịch cái phần này mục đích cuối cùng là xem nó viết về cái gì, hiểu được nghĩa của nó. Nếu bác hiểu được thì có thể trao đổi để anh em tham khảo thì hay quá.

    Leave a comment:


  • nguyenngoc74
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi XUAN THUY
    17.4.2. Ảnh hưởng trùng phương và trực giao.
    Tải trọng động đất theo mặt phẳng ngang có thể tác dụng (ngẫu nhiên) theo bất kỳ phương nào, vì thế khi thiết kế phải giả thiết lực tác dụng này không đồng trục với trục (quán tính) chính của khung. Hơn nữa, khi tính cấu kiện, ảnh hưởng của lực tác dụng theo hai phương vuông góc cũng có thể tổng hợp lại theo nguyên tắc hình bình hành (SRSS). (Đồng thời, việc tổng hợp lực này cho phép thiết kế cấu kiện chịu lực động đất đủ 100% theo phương đồng trục và thêm 30% cho các phương ngẫu nhiên khác. Nhưng ở đây, ta không dùng phương pháp này vì một số lý do như đã nêu trong Chương 15).
    Tôi thấy có một số điểm khác nhau:
    - Chữ direction có nghĩa là hướng thích hợp hơn là trùng phương.
    - Chữ non-concurrently theo bạn là đồng trục thích hợp hơn là đồng quy.
    - Chữ orthogonal directions theo tôi là hai hướng trực giao (vuông góc) chứ không phải là lực quán tính.
    - SRSS là phương pháp tổ hợp dựa trên các cặp tải trọng trực giao (vuông góc) nên nó có thể là hình chữ nhật hoặc vuông.

    Tóm lại: Tuy tải trọng động đất không trùng với trục chính của kết cấu, nhưng có thể chấp nhận được bởi ta đã tính tải theo hai phương trực giao và còn tổ hợp tải trọng theo pp SRSS.
    Mong các bạn sớm cho ý kiến.

    Leave a comment:


  • Toyoura
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi Pham
    Các bác: Ở trên bác toan1 đã nói rõ đơn vị là mass per unit volume rồi còn gì. Mass per unit volume chính là đơn vị của density (ký hiệu là rô). Còn unit weight (ký hiệu là gama) hay còn gọi là weight density có đơn vị là weight (bằng mass nhân với gia tốc trọng trường) per unit volume. Cả density và unit weight đều dùng được cho chất lỏng và chất rắn chứ không phân biệt như bác Xuan Thuy nói. Cái specific gravity không phải là cái bác toan1 muốn nói đến ở đây. Specific gravity (Gs) ko có thứ nguyên. Gs của một chất được tính bằng tỷ số rô của chất đó chia cho rô của nước. Từ định nghĩa này suy ra giá trị Gs của một chất nói lên độ "nặng" của chất đó so với nước (Vi du: Gs của cát thường có giá trị bằng 2.65 --> rô của cát bằng 2.65 lần rô của nước)
    Bác Phạm, cái này ở nhà mình gọi là "tỷ trọng". Theo Tầu nhiều khi cũng dễ hiểu. Mà chẳng cứ gì các chuyên ngành kỹ thuật khác nhau, cùng ký hiệu có thể gây nhầm lẫn; mà trong cùng 1 chuyên ngành, ví dụ cụ soils, các ký hiệu không phải lúc nào cũng thống nhất. Ví dụ, hệ số Poisson, cụ thì dùng nuy v, cụ thì dùng muy, có cụ lại hệ số nở hông (muy không). Ký hiệu gam ma (trọng lượng riêng) cũng lẫn lộn với biến dạng trươt. Mệt phết.

    Các bác khác có ý định dịch tiêu chuẩn chuyên ngành từ TA sang TV, tôi thực sự bái phục. .

    Leave a comment:


  • nguyenngoc74
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    17.4.3. Directional and Orthogonal Effects
    The required design seismic forces may come from any horizontal direction and, for
    the purpose of design, they may be assumed to act non-concurrently in the direction
    of each principal axis of the structure. In addition, for the purpose of member
    design, the effects of seismic loading in two orthogonal directions may be combined
    on a square-root-of-the-sum-of-the-squares (SRSS) basis. (Also, it is allowable to
    design members for 100 percent of the seismic forces in one direction plus 30
    percent of the forces produced by the loading in the other direction. We will not use
    this approach in the procedure suggested here for reasons presented in Chapter 15.)


    17.4.3 Ảnh hưởng của hướng và trực giao
    Các lực động đất thiết kế yêu cầu có lẽ đến từ bất kỳ hướng ngang và, vì mục đích của thiết kế, nó có lẽ được thừa nhận thành thành phần không đồng quy trong hướng của mỗi trục chính của kết cấu. Thêm vào đó, cho mục đích của thiết kế cấu kiện, ảnh hưởng của tải trọng động đất trong hai hướng trực giao có lẽ được tổ hợp trên nguyên tắc SRSS (bình phương căn của tổng các bình phương). (Mặc dầu, nó cho phép để thiết kế cấu kiện với 100% của lực động đất trong mỗi hướng cộng thêm 30% của các lực tạo ra bởi tải trọng trên hướng khác. Chúng ta không sử dụng phương pháp này trong quy trình đã đề nghị ở đây cho những lý do đã giới thiệu ở chương 15).

    Tôi thấy chương này rất quan trọng nên muốn dịch hết, các bạn cho ý kiến nhé.

    Leave a comment:


  • Pham
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Các bác: Ở trên bác toan1 đã nói rõ đơn vị là mass per unit volume rồi còn gì. Mass per unit volume chính là đơn vị của density (ký hiệu là rô). Còn unit weight (ký hiệu là gama) hay còn gọi là weight density có đơn vị là weight (bằng mass nhân với gia tốc trọng trường) per unit volume. Cả density và unit weight đều dùng được cho chất lỏng và chất rắn chứ không phân biệt như bác Xuan Thuy nói. Cái specific gravity không phải là cái bác toan1 muốn nói đến ở đây. Specific gravity (Gs) ko có thứ nguyên. Gs của một chất được tính bằng tỷ số rô của chất đó chia cho rô của nước. Từ định nghĩa này suy ra giá trị Gs của một chất nói lên độ "nặng" của chất đó so với nước (Vi du: Gs của cát thường có giá trị bằng 2.65 --> rô của cát bằng 2.65 lần rô của nước)

    Leave a comment:


  • trafficforyou
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi XUAN THUY
    Unit weight (solid) - Density (liquid)
    Sand Content
    Colloid ratio > percent > content > rate
    Water Loss > Volume of Water Loss
    Clay/coat thickness
    Static Shear Force/Strength/Stress
    pH value.

    * Note: pH và degree hoàn toàn không có liên quan gì với nhau cả. Degree chỉ áp dụng cho trường hợp có thang độ (tức có giới hạn trên dưới), trong khi độ pH chỉ là chỉ số mũ âm của ion H+ (potential) vì thế không phải là một hệ thống thang độ. Tiếng Anh người ta chỉ dùng pH value mà thôi. Vì tiếng Việt có chữ "độ" nên nhiều người dịch nhầm. Cũng vậy: vd: nước mắm có 7 độ đạm cũng vị dịch thành "degree" tuốt.
    Các chữ khác sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
    Xuân Thủy noi chưa chuẩn đâu
    1. Trọng lượng riêng hay thường dùng là Specific Gravity
    2. pH có thang độ chứ. pH=0 là axit, từ 0-7 chuyển dần về trung tính, từ 7-14 là kiềm.
    Độ pH thường dịch là pH test hoặc pH index

    Leave a comment:


  • Pham
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi XUAN THUY
    Chà pác Phạm "cắt" mất đuôi link web của pác mất rồi. Đại khái pác ấy học XD ở VN nhưng dạy tại Mỹ. Nếu tui không bị nhầm.
    Ừ tớ cùng tìm thấy đoạn đấy rồi (tớ up luôn chapter đó lên cho các bác quan tâm vào thảo luận). Nếu đọc lướt cả paragraph thì đúng là không có vấn đề gì vì câu đó phù hợp với đoạn dẫn nhập bên trên. Nhưng đúng là nhìn kỹ thì thấy gai mắt thật. Ngoài ra sau khi đọc cả đoạn thì tớ cũng xin khẳng định luôn là câu này thầy Trung dịch sai còn bác XUAN THUY dịch đúng.

    Bác XUAN THUY: Tớ bây giờ chuyển chỗ làm rồi nên mới cắt cái link web đó đi. Hồi trước tớ cũng tập tọng đi dạy khoảng 2 năm đại khái lớ nga lớ ngớ như bò đội nón. Bây giờ thì mất dạy lắm rồi Anyway, chuyện tớ làm gì ko có liên quan gì đến chuyện dịch đúng hay dịch sai. Đến người Tây viết còn sai chính tả ầm ầm, mình ăn thua gì phỏng bác
    Attached Files
    Last edited by Pham; 07-07-2006, 07:42 AM.

    Leave a comment:


  • nguyenngoc74
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi XUAN THUY
    NO WAY,...??

    Bạn thử tìm xem Pham là ai nhé.
    Tớ mới lên diễn đàn này chắc được hơn năm, Bác biết thì giới thiệu luôn, địa chỉ ntngoc1974@gmail.com . Thanks

    Leave a comment:

Working...
X