QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

    Nguyên văn bởi eng-hiep
    Cám ơn anh Minh nhiều nhá.Em nêu ra để mọi người cùng thảo luận , chứ em cũng biết như thế . Còn khi dao động theo phương xiên thì ta lấy mode,chuyền vi.... ntn, còn gán lực theo phương dao động nữa chứ? .Cách làm của bác Ninh hướng dẫn có ưu việt hay không?
    theo tôi thì bạn khống chế theo phương nào thì tính giao động vuông góc với phương đó; lúc đó công trình sẽ cho bạn những modal hợp lý như sách vở; còn phương xiên thì nói chung không tình gió theo phương xiên nên ko ap dung dao động theo phương xiên
    TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

    Ghi chú


    • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

      *Ôi , vấn đề khống chế theo cách của anh ,em thấy không ổn. Hình như vấn đề này các bác trong diễn đàn cũng đã có góp ý với anh rồi mà
      *Thôi , vấn đề ấy tạm bỏ qua đi anh ạ (để em thừ hỏi thầy xem sao)
      *Em có đọc tài liệu của thầy Tuấn (ĐHKTr-TPHCM) có một số thắc mắc như sau :
      +Về việc mô tả sự lệch trục : Khi ta mô tả sự lệch trục thì có kể đến sự thay đổi độ cứng hay không ? ( theo em là có ,Vì nếu không kể đến sự thay đổi độ cứng thì chỉ có ý nghĩa về mặt hình học – nội lực như là khi không khai báo gì cả )
      +Về việc End Offset : Ta nên tắt(off) hay là mở(on) ( Trong Etabs mặc định là on , còn trong Sap mặc định là off ). Theo bác Ninh hướng dẫn là nên off . Xin cho ý kiến .
      +Khi tính sơ đồ KG có cầu thang và Đà kiềng hay không ?
      +Về việc dùng mô hình cột dẹp (VD: 200x2000) dưới dạng vách hay dạng thanh : Nội lực sẽ khác nhau (Khi em khai báo Pier cho cột dạng vách thì NL M33 sai lệch rất lớn) . Khi nào thì dùng cột dẹp dưới dạng vách -Khi nào thì dùng cột dẹp dưới dạng thanh (Điều kiện gì ?)

      *Không biết anh Minh có hứng thú về San DƯL không nhỉ.Em thì đang nghiên cứu về nó. Em cũng có quen với một anh rất siêu về Sàn DUL.
      Ba tháng nữa anh ta sẽ vào TPHCM để làm công trình Tòa nhà Bảo Việt-Đồng Khởi -Q1 , Chung cư....Q.PN........
      Attached Files

      Ghi chú


      • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

        Sao chả thấy bác nào có ý kiến gì hết vậy?
        Bác KsMinh đâu rồi nhỉ?

        Ghi chú


        • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

          Nguyên văn bởi eng-hiep
          *Ôi , vấn đề khống chế theo cách của anh ,em thấy không ổn. Hình như vấn đề này các bác trong diễn đàn cũng đã có góp ý với anh rồi mà
          *Thôi , vấn đề ấy tạm bỏ qua đi anh ạ (để em thừ hỏi thầy xem sao)
          *Em có đọc tài liệu của thầy Tuấn (ĐHKTr-TPHCM) có một số thắc mắc như sau :
          +Về việc mô tả sự lệch trục : Khi ta mô tả sự lệch trục thì có kể đến sự thay đổi độ cứng hay không ? ( theo em là có ,Vì nếu không kể đến sự thay đổi độ cứng thì chỉ có ý nghĩa về mặt hình học – nội lực như là khi không khai báo gì cả )
          +Về việc End Offset : Ta nên tắt(off) hay là mở(on) ( Trong Etabs mặc định là on , còn trong Sap mặc định là off ). Theo bác Ninh hướng dẫn là nên off . Xin cho ý kiến .
          +Khi tính sơ đồ KG có cầu thang và Đà kiềng hay không ?
          +Về việc dùng mô hình cột dẹp (VD: 200x2000) dưới dạng vách hay dạng thanh : Nội lực sẽ khác nhau (Khi em khai báo Pier cho cột dạng vách thì NL M33 sai lệch rất lớn) . Khi nào thì dùng cột dẹp dưới dạng vách -Khi nào thì dùng cột dẹp dưới dạng thanh (Điều kiện gì ?)

          *Không biết anh Minh có hứng thú về San DƯL không nhỉ.Em thì đang nghiên cứu về nó. Em cũng có quen với một anh rất siêu về Sàn DUL.
          Ba tháng nữa anh ta sẽ vào TPHCM để làm công trình Tòa nhà Bảo Việt-Đồng Khởi -Q1 , Chung cư....Q.PN........
          chào bạn!
          tôi có 1 vài ý kiến sau; nếu bạn cảm thấy đúng thì làm mà sai thì góp ý; tôi cũng muốn học hỏi và biết lắng nghe!!!!
          *Ôi , vấn đề khống chế theo cách của anh ,em thấy không ổn. Hình như vấn đề này các bác trong diễn đàn cũng đã có góp ý với anh rồi mà
          --vấn đề khống chế chuyển vị của tôi thì cũng có ý sau:
          khi ta tính toán nhà cao tầng; việc tính gió hay động đất được phân ra làm hai lực theo hai phương ; x và y; bạn có thể làm cách nào để tìm ra Tx;Ty???? Vấn đề là quan niệm tính toán thôi ; nếu bạn không khống chế; nó sẽ cho ra rất nhiều dao động; mặc dầu bạn có bố trí đối xứng đi chăng nữa thì thường chu kỳ xoắn sẽ xuất hiện đầu tiên và là chu kỳ lớn nhất thường là xoắn; tiếp theo bạn loại bỏ những chu kỳ ngoại lai ; và tìm chu kỳ tương ứng với việc tính tay thì thường f=1/T > flimit ; quan niệm của tôi khống chế để nó chỉ cho ra những dạng dao động thoe đúng phương tôi tính; vì thực ra chẳng thể nào tính theo cái phương mà xéo xéo; xiêng xiêng được; nếu bạn có thể mô phỏng mô hình được trong phần mềm thì bạn cũng phải mô phong gió như gió thực tế thì khỏi phải cải????; nhưng khổ nổi ta mô phỏng đúng cái biên độ tính toán mà gió thì ta biến thái về thành 1 lực ngang tại cao trình sàn mà lại theo hai phương???; bạn có dám nói rằng với việc dao động tự do và cho ra 1 chu kỳ dao động nào đó với kiểu modal là xiên qua 1 bên ; thì nói như vậy bạn phải tính cho được gió xuyên và từ đó pạn phân ra các lực theo hai phương theo quy cách hình bình hành( tóm lại theo quy luật chiếu véc tơ); tôi không bác bỏ bạn nói là không ổn khi khống chế nhưng thực ra khi tính toán bạn sẽ phải tạm thời quy đổi vể những cái gì có thể tính toán được ; nói tóm lại
          1 là bạn mô phỏgn kết cấu như thật( thí nghiệm thực tế) và tính toán
          2 là bạn chỉ có thể xem như thế nào đó cho dễ tính toán để tính thôi vì thực ra mấy ai giám nói đó là cách tính đúng hay không ; biết dâu tính như vậy là quá an toàn mà cuối cùng nó chẳng sập thì coi đó là cách tính đúng .
          them vào đó ; tôi giám chắc rằng bạn phân tích tự do ; cho ra T và cái MODAL này theo 1 phương xiên nào đó ; có thể 80% là biên độ chuyển vị theo X và 20% là biên đô chuyển vị theo Y ; và cuối cùng bạn tính gió thì bạn lấy có 80% chuyển vị theo phươngX và bỏ đi 20% theo phương Y ; và tiếp theo bạn lại phân tích theo phương Y thì chỉ có thể lấy 80% theo phương Y; vậy liệu có an toàn không ; trong khi quy phạm lại tính T theo phương nào thì tính theo phương đó; như vậy vô tình bạn làm sai quy phạm rồi; vì quy phạm tính toán theo 1 phương lại kèm theo hang đống công thức thực nghiệm thì liệu có chính xác nữa không ; và bạn lại tính toán vừa máy vừa tay thì liệu có còn đúng; theo tôi được biết thì tính toán gió cho nhà cao tầng của mỹ ; người ta viết phần mềm và cho máy tính toán hết; tức là chỉ nhập thong số của gió ; vùng là nó tự động phânt ích rồi; nói tóm lại đó là tôi muốn máy tính chỉ giúp 1 phần tính toán tay cho khoẻ thôi.

          ++++Về việc mô tả sự lệch trục : Khi ta mô tả sự lệch trục thì có kể đến sự thay đổi độ cứng hay không ? ( theo em là có ,Vì nếu không kể đến sự thay đổi độ cứng thì chỉ có ý nghĩa về mặt hình học – nội lực như là khi không khai báo gì cả )
          vấn đề này bạn hỏi thì có thay đổi độ cứgn hay không??? Tôi nghĩ trong phần mềm có chức năng thay đổi lệch trục; tức là khai báo frame thì thương đúng trục; nhưng có thể dịch chuyển qua 1 bên với độ lệch trục là e; nhưng thực ra cái trục củ cột vẫn thẳng từ dưới lên trên ;; chỉ có tiết diện lệch qua 1 bên so với trục tính toán; mà phần mềm nó chỉ tính toán tại trục ; tức nó coi momen ; hay bất cứ thành phần nội lực nào cũng qua cái trục của nó tính; như vậy EJ sẽ tăng lên hay giảm xuống tuy theo tác dụng theo chiuều nao của tải trọng
          ++++Về việc End Offset : Ta nên tắt(off) hay là mở(on) ( Trong Etabs mặc định là on , còn trong Sap mặc định là off ). Theo bác Ninh hướng dẫn là nên off . Xin cho ý kiến
          vấn để on hay off cai endoffset này thì hình như tôi có đề cập đến rồi thì phải ; tức là nó có thể xem tại vị trí dầm lien kết với cột; tại đó nó sinh ra 1 ứng suất lớn hơn các vùgn đó ; nó thường nứt không theo 1 quy luật nào hết giống như ta đã học viết nức do mô mem; và vết nứt do lực cắt ; trong phần mềm người ta xem đó là nút cứng ; và nút cứng thì nó không thể có mô men uốn như dầm bình thường kể từ trục cột; chúng ta đã học cơ học kết cấu là bài toán tính toán sơ đồ của kết cấu chứ không phải là tính toán cho kết cấu thực; ta xem kết cấu đưa về dạng trục để đơn giản hoá nó đi mà tính ; nhưng không xét đến sự kéo nén cục bộ ; nứt hay phá vở được khi phân tích nôi lức; bạn chỏ có thể dùgn phần mềm khác để xác định ứgn xuất cho cấu kiện chi tiết ; ví dụ phần mềm analysis gì gì đó tôi quên mất rồi;
          vì thế để tiết kiệm thì phần mềm cho offset default vào đúng bằng chiêu cao tiết diện tại vị trí đó . còn như nếu tắt đi thì nó tính giống như sáp thì mô mem gối tại đó lớn không tiết kiệm lắn; còn theo tôi thường tích thì tuy theo vị trí có thể off có thể on; nếu cột quá to so với dầm thì nên có thể on ; mà để yên tâm thì cho off
          +Khi tính sơ đồ KG có cầu thang và Đà kiềng hay không ?
          khi dựng mô hình không gian thì những kết cấu chính là dựng lên thì đương nhiên rồi ; còn cầu thang bạn có thể tính riêng cho an toàn thì hợp lý hơn vì thương cầu thang thi công sau . thứ hai bạn cũng nên nhập cầu thang vào kết cấu khung khi tính nội lực thì khỏi phải mất công truyền tải ; nhưng không nên lấy nội lực trong mô hình để tính cấu thang, mà người ta thường tính riêng an toàn hơn ; cầu thang thì cấu kiên cũng ít so với nguyên cả công trình .
          ++Về việc dùng mô hình cột dẹp (VD: 200x2000) dưới dạng vách hay dạng thanh : Nội lực sẽ khác nhau (Khi em khai báo Pier cho cột dạng vách thì NL M33 sai lệch rất lớn) . Khi nào thì dùng cột dẹp dưới dạng vách -Khi nào thì dùng cột dẹp dưới dạng thanh (Điều kiện gì ?)vấn đề này thì tôi cũng đã tìm hiểu lâu rồi; theo tôi biết ; tính toán của phần mềm là tính toán theo phần tử hửu hạn ; nó tìm chuyển vị của 4 nút và từ đó suy ra nội lực tại 4 nút và dung pp nội suy cho ra nội lực tại trong bản shell; với khai báo frame ; nó làm việc theo trục ; nó xem như cột có độ cứng khác vách ; và tính toán như 1 cái cột có tiết diện axb còn vách nó lại tính toán như là tấm võ ; và lý thuyết tấm võ khác lý thuyết thanh ; nên nội lực có thể khác nhau ; nhưng sẽ có 1 số trường hợp giống nhau nếu bạn khai báo shell là pier; lúc đó nó xem như là cột; nhưng đôi lúc có nhiều nguyên nhân làm cho nội lực káhc nhau ; ví dụ trường hợp của bạn; liên kết chân cột và chân vách không thể xem là như nhau được ; nếu bạn chia min vách ra thì liên kết ngàm tại đó sẽ tăng lên ; còn cột thì chỉ có 1 cái; thứ hai nữa cột bạn khai báo thì dầm lien kết với cột tại trục ; nghĩa là giữa vách ; còn shell bạn chỉ có thể khai báo liên kết cho dầm tâi mép vách ; mà giữa vách và mép vách khác nhau hoàn toàn; và có nhiều vấn đề nữa ; lần sau sẽ nói rõ hơn
          đó là ý kiến của tôi mong bạn và các cao thủ khác góp ý
          TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

          Ghi chú


          • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

            Cám ơn anh Minh nhé.
            +về phần khống chế thì để em về suy nghĩ lại đã.
            +Về sự lệch truc : Hình như anh Minh đã hiểu sai ý em rồi. Khi ta khai báo sự lệch trục trong Etabs thì chương trình có lựa chọn là có kể đến ảnh hưởng của độ cứng hay là không.Để khi nào em sẽ úp lên cho anh xem thử nhé.
            +Về việc dùng mô hình cột dẹp : Điều anh nói em đã biết. Nhưng ý em là với ĐK gì thì dùng cột dẹp dưới dạng vách -Khi nào thì dùng cột dẹp dưới dạng thanh. Nhưng em đã biết câu trả lời rồi anh ạ (để em về xem lại rồi sẽ trả lời sau , vì tối hôm qua em có đọc 1 cuốn sách (Mỹ) cũng có nói về vấn đề này.)
            +Còn về Sàn DƯL thì sao ạ.
            +Anh hiện đang làm ở Cty nào vậy.
            +Anh có biết chỗ nào bán PM SAFE không ạ , em tìm mãi mà không thấy.
            *Chờ Tin anh.

            Ghi chú


            • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

              Anh Minh đang online à.

              Ghi chú


              • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                Nguyên văn bởi eng-hiep
                Anh Minh đang online à.
                OK TÔI DANG ONLINE ( KSMINH82) BẠN CÓ THỂ GIAO LƯU VỚI TÔI
                TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                Ghi chú


                • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                  Thì vấn đề em hỏi ở trên ấy.

                  Ghi chú


                  • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                    Gửi Hiệp:
                    - Mấy lỗi đó chỉ là lỗi số học thôi, lúc làm a có thay đổi phương án kết cấu nên lực động đất cg có thay đổi. Lúc in thì a xoa phần xét ảnh hưởng P-delta đi(vì sai à) nhưng ko save lại(vì tiếc mà) nên số liệu hơi "chửi nhau" 1 tí . Gửi e file này xem thử, đổi đuôi thành.xls nhé.
                    - Cái "cột dẹp" ấy, tên thật của nó là "vách" cơ vì nó có h=2000>4.200=4b
                    - Em gửi lại mail cho a nhé, máy a bị lỗi ko đọc đc tiếng Việt trên mạng.
                    Attached Files

                    Ghi chú


                    • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                      *Ồ , anh Ninh và anh Toàn bữa nay mới tái xuất giang hồ trở lại rùi Vui quá.Vấn đề cột dẹp thì em cũng đã biết rồi.Rất chân thành cám ơn sự góp ý của các anh
                      **Về việc dao động theo phương xiên : Bây giờ thì em đã thông rồi .Sau đây em có một số góp ý :
                      +Đối với ý kiến của anh Minh về việc khống chế phương dao dộng : Em đã run thử các mô hình thì thấy – khi ta khống chế phương dao động thì chu kỳ T sẽ nhỏ hơn khi không khống chế ,tức không chính xác lắm và kém an toàn hơn. Nhưng nhỏ hơn không nhiều , cụ thể như sau :
                      -Với mô hình củ khi ta không khống chế phương dao động thì các mode như sau:
                      Mode 1:T=0.2412 s
                      Mode 2:T=0.2412 s ( vì mô hình đối xứng cà tiết diện và kích thước )
                      Mode 3:T=0.1414 s (Xoắn)
                      Mode 4:T=0.0623 s
                      Mode 5:T=0.0623 s
                      Mode 6:T=0.2412 s (Xoắn)
                      -Với mô hình củ khi ta khống chế phương dao động Y thì các mode như sau:
                      Mode 1:T=0.2394 s (ứng với mode 1)
                      Mode 2:T=0.0597 s (ứng với mode 4)
                      -Với mô hình củ khi ta khống chế phương dao động X thì các mode như sau:
                      Mode 1:T=0.2394 s (ứng với mode 2)
                      Mode 2:T=0.0597 s (ứng với mode 5)
                      KL : Sai số không lớn . Nếu không cần sự chính xác nhiều thì cũng có thể áp dụng cách này của anh Minh (Để đơn giản hoá vấn đề-nhưng làm theo cách này thì cũng phải cẩn thận , nhất là đối với 1 số bác chưa có kiến thức nhiều về Dymamic)
                      ++ Sau đây là cách của em (Chính xác hơn của bác Minh): Ứng với 1 Mode chỉ theo 1 phương X or Y thì ta tính 1 Lực Gió or Động đất tác dụng theo phương ấy cùa mode ấy. Nhưng đối với Mode không theo phương nào (xiên) thì ta tính Lực Gió or Động đất tác dụng theo 2 phương vuông góc X và Y (Việc này không khó - chỉ là hơi mất công 1 tí mà thôi) có nghĩa là ứng với 1 mode xiên thì sẽ có 2 lực theo phương X và Y.(Không có bỏ 20% như ý kiến của bác Minh).Cách làm này em cũng đã tham khảo một số người –trong đó có bác Ninh ( Cám ơn bác Ninh nhiều nhá - lúc trước anh hướng dẫn em mà em chưa hiểu , Mấy bữa rày nghĩ lại thì thấy rất có lý)
                      Mong các bác góp ý cho.
                      To anh Ninh : Em có gửi mail cho anh ,mà sao chẳng thấy hồi âm vậy ạ Em đang rất cần đấy anh ạ.
                      Last edited by eng-hiep; 13-03-2007, 06:18 PM.

                      Ghi chú


                      • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                        À , anh Toàn và anh Minh ở TPHCM vậy có biết chổ nào bán đĩa phần mềm SAFE không ạ . Em đang rất cần đến nó.

                        Ghi chú


                        • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                          Nguyên văn bởi eng-hiep
                          *Ồ , anh Ninh và anh Toàn bữa nay mới tái xuất giang hồ trở lại rùi Vui quá.Vấn đề cột dẹp thì em cũng đã biết rồi.Rất chân thành cám ơn sự góp ý của các anh
                          **Về việc dao động theo phương xiên : Bây giờ thì em đã thông rồi .Sau đây em có một số góp ý :
                          +Đối với ý kiến của anh Minh về việc khống chế phương dao dộng : Em đã run thử các mô hình thì thấy – khi ta khống chế phương dao động thì chu kỳ T sẽ nhỏ hơn khi không khống chế ,tức không chính xác lắm và kém an toàn hơn. Nhưng nhỏ hơn không nhiều , cụ thể như sau :
                          -Với mô hình củ khi ta không khống chế phương dao động thì các mode như sau:
                          Mode 1:T=0.2412 s
                          Mode 2:T=0.2412 s ( vì mô hình đối xứng cà tiết diện và kích thước )
                          Mode 3:T=0.1414 s (Xoắn)
                          Mode 4:T=0.0623 s
                          Mode 5:T=0.0623 s
                          Mode 6:T=0.2412 s (Xoắn)
                          -Với mô hình củ khi ta khống chế phương dao động Y thì các mode như sau:
                          Mode 1:T=0.2394 s (ứng với mode 1)
                          Mode 2:T=0.0597 s (ứng với mode 4)
                          -Với mô hình củ khi ta khống chế phương dao động X thì các mode như sau:
                          Mode 1:T=0.2394 s (ứng với mode 2)
                          Mode 2:T=0.0597 s (ứng với mode 5)
                          KL : Sai số không lớn . Nếu không cần sự chính xác nhiều thì cũng có thể áp dụng cách này của anh Minh (Để đơn giản hoá vấn đề-nhưng làm theo cách này thì cũng phải cẩn thận , nhất là đối với 1 số bác chưa có kiến thức nhiều về Dymamic)
                          ++ Sau đây là cách của em (Chính xác hơn của bác Minh): Ứng với 1 Mode chỉ theo 1 phương X or Y thì ta tính 1 Lực Gió or Động đất tác dụng theo phương ấy cùa mode ấy. Nhưng đối với Mode không theo phương nào (xiên) thì ta tính Lực Gió or Động đất tác dụng theo 2 phương vuông góc X và Y (Việc này không khó - chỉ là hơi mất công 1 tí mà thôi) có nghĩa là ứng với 1 mode xiên thì sẽ có 2 lực theo phương X và Y.(Không có bỏ 20% như ý kiến của bác Minh).Cách làm này em cũng đã tham khảo một số người –trong đó có bác Ninh ( Cám ơn bác Ninh nhiều nhá - lúc trước anh hướng dẫn em mà em chưa hiểu , Mấy bữa rày nghĩ lại thì thấy rất có lý)
                          Mong các bác góp ý cho.
                          To anh Ninh : Em có gửi mail cho anh ,mà sao chẳng thấy hồi âm vậy ạ Em đang rất cần đấy anh ạ.
                          à cách của cậu nói là tính cho model xiên là tính 1 lúc 2 lực theo hai phương ( cách này sinh viên bách khoa thường làm ) ; sau khi bạn có T1theo phương xiên; cho ra Ux; Uy ( biên độ theo hai phương) trong đó có thể cho ra Ux1>>>Uy1hay Ux1<<<<Uy1; ta ví dụ theo kiểu phương xiên như sau ; Ux180% và Uy1=20% lúc đó ta sẽ có Fx1 tương ứng cho phương X; và Fy1 tương ứng cho phương Y; như vậy sẽ cho ra hai lực ngang đương nhiên cùng 1 T1 thì sẽ cho ra Fx1>>>>Fy1; tiếp theo T2 ta lại có FY2>>>>Fx2 và cho ra Fy2=80% và Fx2=20% ; giả sử ta tính cho hai dạng giao động này nhé ; ta thử tổ hợp xem liệu có ok không:
                          Fx=sqrt((Fx1)2+(Fx2)2)
                          Fy=sqrt((Fy1)2+(Fy2)2)
                          như vậy có thể tạm coi thế này
                          F=sqrt((80%)2+(20%)2)
                          còn nếu khống chế
                          F=sqrt((100%)2+(100%)2)
                          như vậy khống chế theo tôi thì an toàn hơn; nhưng sẽ tra lời bạn chính xác hơn khi tôi sẽ kiểm tra lại ; còn theo lý luận tôi lý luận vậy đúng hay sai bạn có thể góp ý thoải mái; tôi cũng đang học hỏi.
                          cách của bạn thì các đồ án tốt nghiệp của bách khoa rất nhiều và theo cách đó ; còn cách không chế của tôi thì tôi cũng được thầy của trường cậu hướng dẫn ( tiến sĩ Đổ Đào Hải( BÁCH KHOA) và thầy TRƯƠNG VĂN CHÍNH( KIẾN TRÚC); MAI HÀ SAN ( KIẾN TRÚC) VÀ CÁC ANH Ở CÔNG TY nageco; CIDECO ) CHI CHO TÔI ; CÒN TÔI SẼ KIỂM TRA LẠI XEM SAO
                          NHƯNG THEO TÔI SUY NGHĨ THẾ NÀY; KHÔNG KHỐNG ; ETABS CHO DAO ĐỘNG THEO PHƯƠNG XIÊN LÀ VÌ NÓ CÓ KỂ ĐẾN TRỌNG LƯỢNG CỦA SÀN; DẦM ; CỘT VÀ VÁCH; TỪ ĐÓ NÓ CÓ THỂ LỆCH QUA 1 BÊN KHI SÀN BỊ KHOÉT LỔ MẶC DẦU VÁCH ĐỐI XỨNG ; TÔI CŨNG CHƯA THỬ NGHIỆM XEM THẾ NÀO ; BẠN THỬ NGHIỆM RÔI CHO TÔI BIẾT VỚI; CÓ NGHĨA LÀ BẠN CÓ THỂ DỰNG 1 MÔ HÌNH ĐỐI XỨNG ; KHÔNG CÓ KHET LỖ; VỚI ĐỘ CỨGN ĐỐI XỨNG THEO 2 PHƯƠNG ; VÀ 1 CÔNG TRÌNH CÓ KHOÉT LỖ MẶC DẦU LÀ ĐỐI XỨNG VÁCH CỘT; DẦM ; NHƯNG SÀN KHOÉT LỖ ; ĐỂ XEM NÓ CÓ SẢY RA HIỆN TƯỢNG DAO ĐỘNG XIÊN HAY KHÔNG ; VÌ DAO ĐỘNG CPHỤ THUỘC NHIỀU VÀO mass
                          CHÚC BẠN THÀNH CÔNG VÀ GÓP Ý NHIỀU TRÊN DIỄN ĐÀN
                          THÀNH THẬT CẢM ƠN BẠN RẤT NHIỀU
                          GÓP Ý LÀ CHUYỆN ĐỂ CÓ ĐƯỢC KINH NGHIỆM
                          TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                          Ghi chú


                          • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                            Nguyên văn bởi toan1
                            Tính toán theo phương xiên rất phức tạp, không đơn giản đâu quý dzị. Thông thường, để đơn giản hóa, người ta thường quy về lực theo phương xiên thành 2 thành phần lực theo phương X và Y. Cấu kiện tính toán với 2 thành phần lực theo phương X và Y. Không hẳn chính xác 100% nhưng cũng tàm tạm.
                            Thầy San thường không khuyến khích tính toán lực theo phương xiên, mà thầy đi về hướng bố trí công trình sao cho hài hòa đối xứng. Chắc do hồi đó thầy không có máy móc như bây giờ, nên cố đưa bài toán về mức đơn giản nhất có thể. Tôi thấy thế cũng hay đấy chứ, bây giờ đụng chút là người ta cứ máy móc, nhiều khi bản chất vấn đề thì chưa tỏ tường.
                            @eng-hiep: em có thể ghé tiệm đĩa Bách Khoa để mua phần mềm SAFE đó. Hoặc gọi cho anh số 091 884 9953 để hẹn ngày, anh sẽ chép cho 1 đĩa.
                            Thân.
                            CHÀO ANH! KHÔNG BIẾT ANH CÓ HỌC TRƯƠNG TÔI HAY KHÔNG??? NHƯNG TÔI CŨNG ĐƯỢC THẦY SAN DẠY VỀ MÓN NÀY; NÓI CHUNG THẦY TÍNH TAY LÀ CHÍNH VÀ BÀI TẬP VÍ DỤ THẦY ĐƯA CÓ CẢ TÍNH XOÁN TỔNG THỂ CHO CÔNG TRÌNH ; VÀ TÍNH THEO 1 PHƯƠNG x THÔI ; CÒN DAO ĐỘNG THÌ THẦY QUY VỀ MASS CHO TỪNG TẦNG ; TÍNH GIỐNG TIÊU CHUẨN VIỆT NAM ; SAU ĐÓ TỔ HỢP ĐỘC LẬP THEO 1 PHƯƠNG TÍNH; CÒN NẾU MÀ CHO RA MODEL XIEN ; THI TẠI VỊ TRÍ NÀO MÀ ĐỘ CỨNG KHÔNG ĐẢM BẢO THÌ NÓ LẠI DAO ĐỘNG THEO VỊ TRÍ ĐÓ THÔI
                            VÀI Ý KIẾN XIN GÓP Ý
                            TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                            Ghi chú


                            • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                              To KsMinh :Hình như anh Toàn học trường em anh ạ (BK-TPHCM).Vấn đề anh góp ý em rất cảm ơn và sẽ thử làm theo lời anh hướng dẫn.
                              To anh Toàn : Ở ĐHBK có 2 tiệm bán đĩa phần mềm. Em đã liên hệ rồi mà họ nói là chẳng biết. Để em liên hệ lần nữa xem sao nhé. Cám ơn anh nhiều.
                              To anh Ninh : Sao không thấy anh nữa vậy? anh có góp ý gì không ạ? à, còn mail thì khoảng mấy bữa nữa em sẽ gửi lại cho anh.Anh nhớ check mail nhá

                              Ghi chú


                              • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                                Nguyên văn bởi ksminh
                                à cách của cậu nói là tính cho model xiên là tính 1 lúc 2 lực theo hai phương ( cách này sinh viên bách khoa thường làm ) ; sau khi bạn có T1theo phương xiên; cho ra Ux; Uy ( biên độ theo hai phương) trong đó có thể cho ra Ux1>>>Uy1hay Ux1<<<<Uy1; ta ví dụ theo kiểu phương xiên như sau ; Ux180% và Uy1=20% lúc đó ta sẽ có Fx1 tương ứng cho phương X; và Fy1 tương ứng cho phương Y; như vậy sẽ cho ra hai lực ngang đương nhiên cùng 1 T1 thì sẽ cho ra Fx1>>>>Fy1; tiếp theo T2 ta lại có FY2>>>>Fx2 và cho ra Fy2=80% và Fx2=20% ; giả sử ta tính cho hai dạng giao động này nhé ; ta thử tổ hợp xem liệu có ok không:
                                Fx=sqrt((Fx1)2+(Fx2)2)
                                Fy=sqrt((Fy1)2+(Fy2)2)
                                như vậy có thể tạm coi thế này
                                F=sqrt((80%)2+(20%)2)
                                còn nếu khống chế
                                F=sqrt((100%)2+(100%)2)
                                như vậy khống chế theo tôi thì an toàn hơn; nhưng sẽ tra lời bạn chính xác hơn khi tôi sẽ kiểm tra lại ; còn theo lý luận tôi lý luận vậy đúng hay sai bạn có thể góp ý thoải mái; tôi cũng đang học hỏi.
                                cách của bạn thì các đồ án tốt nghiệp của bách khoa rất nhiều và theo cách đó ; còn cách không chế của tôi thì tôi cũng được thầy của trường cậu hướng dẫn ( tiến sĩ Đổ Đào Hải( BÁCH KHOA) và thầy TRƯƠNG VĂN CHÍNH( KIẾN TRÚC); MAI HÀ SAN ( KIẾN TRÚC) VÀ CÁC ANH Ở CÔNG TY nageco; CIDECO ) CHI CHO TÔI ; CÒN TÔI SẼ KIỂM TRA LẠI XEM SAO
                                Bác Minh xem lại mấy chỗ bôi đỏ nhé.
                                - Ở chỗ thứ nhất: T1 và T2 là 2 chu kì khác nhau, đồng ý, nhưng cùng là dạng dao động thứ nhất cả bác ạ.
                                - Ở chỗ thứ 2: vấn đề ở đây là về toán học, ko fải chuyên môn nên e ko biết fải nói thế nào
                                NHƯNG THEO TÔI SUY NGHĨ THẾ NÀY; KHÔNG KHỐNG ; ETABS CHO DAO ĐỘNG THEO PHƯƠNG XIÊN LÀ VÌ NÓ CÓ KỂ ĐẾN TRỌNG LƯỢNG CỦA SÀN; DẦM ; CỘT VÀ VÁCH; TỪ ĐÓ NÓ CÓ THỂ LỆCH QUA 1 BÊN KHI SÀN BỊ KHOÉT LỔ MẶC DẦU VÁCH ĐỐI XỨNG ; TÔI CŨNG CHƯA THỬ NGHIỆM XEM THẾ NÀO ; BẠN THỬ NGHIỆM RÔI CHO TÔI BIẾT VỚI; CÓ NGHĨA LÀ BẠN CÓ THỂ DỰNG 1 MÔ HÌNH ĐỐI XỨNG ; KHÔNG CÓ KHET LỖ; VỚI ĐỘ CỨGN ĐỐI XỨNG THEO 2 PHƯƠNG ; VÀ 1 CÔNG TRÌNH CÓ KHOÉT LỖ MẶC DẦU LÀ ĐỐI XỨNG VÁCH CỘT; DẦM ; NHƯNG SÀN KHOÉT LỖ ; ĐỂ XEM NÓ CÓ SẢY RA HIỆN TƯỢNG DAO ĐỘNG XIÊN HAY KHÔNG ; VÌ DAO ĐỘNG CPHỤ THUỘC NHIỀU VÀO mass
                                CHÚC BẠN THÀNH CÔNG VÀ GÓP Ý NHIỀU TRÊN DIỄN ĐÀN
                                THÀNH THẬT CẢM ƠN BẠN RẤT NHIỀU
                                GÓP Ý LÀ CHUYỆN ĐỂ CÓ ĐƯỢC KINH NGHIỆM
                                Đọc đoạn này e thực sự ko hiểu j .
                                CHÀO ANH! KHÔNG BIẾT ANH CÓ HỌC TRƯƠNG TÔI HAY KHÔNG??? NHƯNG TÔI CŨNG ĐƯỢC THẦY SAN DẠY VỀ MÓN NÀY; NÓI CHUNG THẦY TÍNH TAY LÀ CHÍNH VÀ BÀI TẬP VÍ DỤ THẦY ĐƯA CÓ CẢ TÍNH XOÁN TỔNG THỂ CHO CÔNG TRÌNH ; VÀ TÍNH THEO 1 PHƯƠNG x THÔI ; CÒN DAO ĐỘNG THÌ THẦY QUY VỀ MASS CHO TỪNG TẦNG ; TÍNH GIỐNG TIÊU CHUẨN VIỆT NAM ; SAU ĐÓ TỔ HỢP ĐỘC LẬP THEO 1 PHƯƠNG TÍNH; CÒN NẾU MÀ CHO RA MODEL XIEN ; THI TẠI VỊ TRÍ NÀO MÀ ĐỘ CỨNG KHÔNG ĐẢM BẢO THÌ NÓ LẠI DAO ĐỘNG THEO VỊ TRÍ ĐÓ THÔI
                                VÀI Ý KIẾN XIN GÓP Ý
                                Đoạn này e cũng ko hiểu .
                                P/S: Mà bác đừng viết toàn chữ hoa thế này nữa nhé, đọc nhức mắt lắm nên nhiều khi ng đọc cg ko đọc kĩ đc

                                Ghi chú

                                Working...
                                X