QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải trọng động đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Ðề: Tải trọng động đất

    Các bác cho em hỏi chu kỳ để tính toán động đất thường là bao nhiêu năm các bác nhi? Mong các bác sớm có ý kiến cám ơn trược

    Ghi chú


    • #47
      Ðề: Tải trọng động đất

      Nguyên văn bởi dunglx533
      Các bác cho em hỏi chu kỳ để tính toán động đất thường là bao nhiêu năm các bác nhi? Mong các bác sớm có ý kiến cám ơn trược
      Thường chu ky tính toán động đất (return period) là 475 năm. Giá trị này tương ứng với khả năng có đông đất mạnh hơn động đất thiết kế có xác suất 10% trong vòng 50 năm.
      Does engineering need science?

      Ghi chú


      • #48
        Ðề: Tải trọng động đất

        Xin lổi Bác Phuho cho minh xen ngang một chút xíu :-).

        Theo Hiệp Hội Của Kỷ Sư Kết Cấu Tiểu Bang California (Structural Engineers Association Of California) thì động đất thường được chia làm 3 tầng:

        1. Level I:
        Event Discription: Occasional.
        Probability of being exceeded in 50 years: 50%
        Return period: 72 years
        Peak ground acceleration: 0.22*g (22%*g)

        2. Level II:
        Event Discription: Rare.
        Probability of being exceeded in 50 years: 10%
        Return period: 475 years
        Peak ground acceleration: 0.43*g (43%*g)

        3. Level III:
        Event Discription: Very Rare.
        Probability of being exceeded in 50 years: 5%
        Return period: 950 years
        Peak ground acceleration: 0.52*g (52%*g)

        Cường độ của động đất dùng trong UBC97 là Earthquake Level II, còn được gọi là Design Basic Earthquake (DBE). Thông thường khi design building với DBE thì damping ratio không được vượt quá 5% và sức bền của các thành phần kết cấu (strength of structural elements) chỉ được dùng allowable stress/strength mà thôi (Vật liệu giới hạn trong trạng thái tuyến tính mà thôi. Structure is still working in the elastic range).

        Khi design building cho earthquak level III thì damping ratio thông thường được tăng lên, khoảng 7% tới 7.5% và plastic capacity design được quyền áp dụng khi tính tóan sức bền của các thành phần kết cấu (Vật liệu làm việc trong trạng thái phi tuyến tính. Structure is working in the inelastic range)

        Xin các bạn góp ý thêm.
        Last edited by ATN-XD88CT2; 26-08-2005, 04:49 AM.
        Vè về Bà Triệu Thị Trinh:
        "Dzú dài 3 thước vắt ngang lưng!!!!
        Đầu voi xung đột, kinh Ngô quốc.
        Lưỡi kiếm tung hoành khắp Việt quân."

        Ghi chú


        • #49
          Ðề: Tải trọng động đất

          Nguyên văn bởi Steel Design
          Hiện nay nếu tính toán động đất theo ASCE 7-02 và IBC 2003 thì hệ số
          Seismic Response Coefficient Cs = Sds/(R/Ie) - Không phụ thuộc vào tần số T của công trình.
          Việc tính toán theo IBC 2003 cũng làm tương tự như vậy V = Cs.W
          Limits on Cs
          a. 0.044Sds*Ie*<Cs<Sd1/[(R/Ie)*T]
          for bldgs in SDC E or F or S1 >0.6g
          b. 0.044*Sds*Ie<Cs<0.5S1/(R/Ie)
          Như vậy thấy rằng Period T của công trình chỉ dùng để xác định hệ số Csmax.
          Bạn nào nghiên cứu về động đất thể giải thích gì về điều này ?
          Để hiểu kỹ hơn về cách tính toán tải động đất theo ASCE 7-02 các bạn có thể xem File đính kèm.
          Xin cảm ơn !
          Steel Design,

          Thật ra thì base shear của building vẫn phụ thuộc vào period đó thôi. Người viết IBC chỉ đổi ngược công thức một chút xíu mà thôi. Theo biểu đồ Design Response Spectrum Fig. 9.4.1.2.6 ASCE or Fig. 1615.1.4 của IBC2003:

          khi Ts < T:
          Cs = Sd1/(T*R/I) will govern design

          Khi To < T < Ts:
          Cs = Sd1/(T*R/I) vần dùng để tính được nhưng không cần vượt quá Cs = Sds/(R/I). This value Cs = Sds/(R/I) giống như giá trị Vmax = 2.5*Ca*I*W/R trong UBC97 mà thôi. Bạn có thể so sánh IBC/ASCE response spectrum với UBC/CBC response spectrum (Fig. 16-3) thì giống hệt nhau chỉ có điều người viết IBC biến đổi phương trinh tính toắn một chút thôi. Thay vì Cs = Sds/(R/I) = Csmax mà họ lại viết thành công thức thường tính base shear làm cho người đọc lẫn lộn, nhầm tưởng là base shear không phụ thuộc vào period T.
          Last edited by ATN-XD88CT2; 20-08-2005, 10:41 AM.
          Vè về Bà Triệu Thị Trinh:
          "Dzú dài 3 thước vắt ngang lưng!!!!
          Đầu voi xung đột, kinh Ngô quốc.
          Lưỡi kiếm tung hoành khắp Việt quân."

          Ghi chú


          • #50
            Ðề: Tải trọng động đất

            Nguyên văn bởi phu_ho
            Thường chu ky tính toán động đất (return period) là 475 năm. Giá trị này tương ứng với khả năng có đông đất mạnh hơn động đất thiết kế có xác suất 10% trong vòng 50 năm.
            Câu trên phu_ho viết con số thấy rất tương ứng nhưng về nghĩa sao lại có thêm cụm từ "mạnh hơn"! Thường tiếng Việt mình vẫn hay nói xác suất 10% trong vòng 50 năm là tương ứng với chu kỳ lặp 475 năm! Nói chung những con số này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối thôi! Con số xác suất 10% trong vòng 50 năm được sử dụng phổ biến trong nhiều tiêu chuẩn, như UBC, EC8,... Hiện nay tiêu chuấn IBC hay ASCE7-02 có quy định thêm cả 2%, 5%,... vì mức độ hoạt động địa chấn của các vùng khác nhau có khác nhau.
            E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

            Ghi chú


            • #51
              Ðề: Tải trọng động đất

              Nguyên văn bởi Thuatdv
              Câu trên phu_ho viết con số thấy rất tương ứng nhưng về nghĩa sao lại có thêm cụm từ "mạnh hơn"! Thường tiếng Việt mình vẫn hay nói xác suất 10% trong vòng 50 năm là tương ứng với chu kỳ lặp 475 năm! Nói chung những con số này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối thôi! Con số xác suất 10% trong vòng 50 năm được sử dụng phổ biến trong nhiều tiêu chuẩn, như UBC, EC8,... Hiện nay tiêu chuấn IBC hay ASCE7-02 có quy định thêm cả 2%, 5%,... vì mức độ hoạt động địa chấn của các vùng khác nhau có khác nhau.
              Thì em diễn nôm cái từ "exceed" ra thôi

              bác ATN-XD88CT2: cảm ơn bác đã bổ sung rất chi tiết.
              Does engineering need science?

              Ghi chú


              • #52
                Ðề: Tải trọng động đất

                Xin lỗi các bác, cho em chen ngang một tí
                Em nghe đồn là hiện nay việt nam đã có tiêu chuẩn 244-2000 về tính toán động đất cho công trình. Em đang kiếm hoài nhưng ở TPHCM không có. Em đang làm tốt nghiệp và tính động đất theo tiêu chuẩn gì gì đó của Nga năm 81.

                Không biết bác nào ở TPHCM có cái này có thể cho em... mượn photo được không ạ, xin hậu tạ.

                Ghi chú


                • #53
                  Ðề: Tải trọng động đất

                  Chao bÁC Thuật, lâu lắm em mới thấy bào của bác. bác cho em hỏi một tí. trong Etabs 8 cho phép khai báo trực tiếp tải trọng động đát theo UBC97 (có file kèm theo), khi khai báo tải trọng chỉ cần chọn thêm tiêu chuẩn theo UBC97 là xong, có chỉnh sửa lại tí chút các hệ số (vùng, khoảng cách tới tâm chấn...), em thử thấy cách khai báo trực tiếp này cho kết quả gần giống như trước kia em tính tay bằng exel. bác có bình luận gì về cái này không ạ. (em chưa thử được với công trình cỡ lớn, chỉ có 28 tầng thôi). à mà em thấy trong SAP cũng load được trực tiếp file UBC.txt vào để chạy tải trọng động đất, hay phết nhưng em chưa rành cái này nhưng cũng không phải tính ra thành lực rồi nhập vào sơ đồ đau mà chỉ cần khai báo các thông số đặc trưng của động đất và công trình thôi. bác chỉ giáo giúp em với nhé. sớm gặp lại bác!

                  Ghi chú


                  • #54
                    Ðề: Tải trọng động đất

                    Các bác cho em góp ý với: em đã đọc rất kĩ các bài viết trong đề tài này nhưng thấy vẫn lơ mơ quá. Trong trường ĐH thì phần này gần như bỏ qua. Còn thực tế thì động đất lại đang manh nha tái xuất giang hồ. Vậy em mong bác nào nhà mình có nhiều kinh nghiệm rồi thì cũng nên bỏ chút công sức chỉ vẽ tường tận những tài liệu tham khảo cần thiết nhất để bọn lơ ngơ như em có thể tự mày mò nhanh chóng. Nếu bác nào cho luôn một vi dụ cụ thể thì vô cùng cảm tạ.

                    Ghi chú


                    • #55
                      Ðề: Tải trọng động đất

                      Chào diễn đàn,
                      Cho phép tôi được đánh không dấu vì rất chậm.
                      Trong cac phan mem tinh toan dong dat, nhung Etabs chang han, chi can nhap vo cac thong so dong dat la ok, sau do chuong trinh tu tinh toan.
                      Ban chat cua luc dong dat la do khoi luong gay ra, luc nay ti le voi khoi luong cong trinh, va luc nay phan phoi theo khoi luong va chieu cao cua cong trinh.
                      Khi cac ban khai bao vi tri cua ket cau nhu san, dam, tuong hay cot, cac phan tu nay co khoi luong. Vi du khi thiet ke theo UBC97, ban de cac he so can thiet cho thiet ke dong dat vao trong tinh toan, no se tinh toan he mot he so V = (factor) W , V: base shear, W: weight of structure, cac ban nen tim doc trong UBC97 - Chap 16.
                      Tai trong nay se dat vao cong trinh mot cac tu dong, ngoai ra ban co de dinh nghia them mot khoi luong vao trong ket cau bang mass define, mass nay chi gay ra them trong luong cho ket cau de tinh toan luc dong dat ma thoi.
                      Voi luc dong dat duoc tinh toan, phan con lai nhu ket cau binh thuong.
                      Neu can trao doi them hoac thac mac, toi se giai thich trong kha nang hieu biet cua toi.
                      Chao than ai
                      Tung Vo, M.S.

                      Ghi chú


                      • #56
                        Ðề: Tải trọng động đất

                        Nguyên văn bởi arc_ngotau
                        Chao bÁC Thuật, lâu lắm em mới thấy bào của bác. bác cho em hỏi một tí. trong Etabs 8 cho phép khai báo trực tiếp tải trọng động đát theo UBC97 (có file kèm theo), khi khai báo tải trọng chỉ cần chọn thêm tiêu chuẩn theo UBC97 là xong, có chỉnh sửa lại tí chút các hệ số (vùng, khoảng cách tới tâm chấn...), em thử thấy cách khai báo trực tiếp này cho kết quả gần giống như trước kia em tính tay bằng exel. bác có bình luận gì về cái này không ạ. (em chưa thử được với công trình cỡ lớn, chỉ có 28 tầng thôi). à mà em thấy trong SAP cũng load được trực tiếp file UBC.txt vào để chạy tải trọng động đất, hay phết nhưng em chưa rành cái này nhưng cũng không phải tính ra thành lực rồi nhập vào sơ đồ đau mà chỉ cần khai báo các thông số đặc trưng của động đất và công trình thôi. bác chỉ giáo giúp em với nhé. sớm gặp lại bác!
                        Hi arc_ngotau, bây giờ anh mới để ý thấy có bài này. Thế kết quả tính (tải trọng) bằng máy và bằng Exel khác nhau khoảng bao nhiêu %? Anh nghĩ nếu cả 2 việc tính toán với các input data giống nhau (kể cả giá trị chu kỳ T1) và theo cùng một tiêu chuẩn (theo những công thức như nhau) thì nó phải giống nhau, với sai số tính toán rất nhỏ. Nếu như em đã thử kiểm tra tính theo máy là ok và thông thạo rồi thì em nên sử dụng cách này để đỡ mất nhiều thời gian vào số liệu và cũng giảm bớt được sai sót typing mistake (do giảm bớt số liệu vào). Nhưng anh cũng khuyên em vẫn nên làm kèm theo những bảng tính bằng exel để đối chiếu cho chắc chắn hơn. Nói chung nghề tính toán kết cấu yêu cầu phải có tính cẩn thận cao, đặc biệt là khâu chuẩn bị và vào số liệu cho tính toán! Nếu phần này mà sai thì kéo theo kết quả sẽ bị sai hết. Ngoài ra không nên bốc thuốc ngay ở khâu vào số liệu, mà chỉ nên ở khâu chọn thép! Công trình em làm cao đến 28 tầng là lớn lắm rồi đấy. Nếu em đã là thiết kế chính của công trình đó thì anh nghĩ khả năng thiết kế của em hiện nay đã rất siêu và rất tự tin rồi đấy. Chúc may mắn! Có gì em truyền lại kinh nghiệm cho anh em tham khảo nhé. Anh cũng sắp sửa có mặt ở Hànội và hi vọng sẽ có dịp ngồi quán cóc uống rượu quốc lủi với em nhé!

                        PS: Nhân tiện hỏi anh em ở California một chút. Cuối tháng sau tôi sẽ sang trường Stanford Univ và UC Berkeley (trọ ở nhà khách của trưòng) để làm n/c khoảng gần 3 weeks và trong thời gian đó sẽ tranh thủ đi thăm mấy nơi ở San Francisco như Fisherman's Wharf, Golden Gate Bridge... Vì vậy trong làng ta nếu có anh em nào đang lưu học ở những nơi đó mà contact được thì tốt quá! Nếu được thì có thể liên hệ với tôi qua đ/c Yahoo email?
                        Best and Merry Christmas
                        E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                        Ghi chú


                        • #57
                          Ðề: Tải trọng động đất

                          Em đang định làm luận án cao học về động đất, nhưng thật sự ở VN kiếm tài liệu này khó quạ Có bác nào có biết nguồn tài liệu về động đất thì chỉ cho em vợi Thanks a lot!

                          Ghi chú


                          • #58
                            Ðề: Tải trọng động đất

                            Nguyên văn bởi sonbk99
                            Em đang định làm luận án cao học về động đất, nhưng thật sự ở VN kiếm tài liệu này khó quạ Có bác nào có biết nguồn tài liệu về động đất thì chỉ cho em vợi Thanks a lot!
                            Bác vào Google search FEMA 356, FEMA 369, FEMA 440, download free (Tôi đã giới thiệu ở đâu đó trên diễn đàn rồi)

                            Ghi chú


                            • #59
                              Ðề: Tải trọng động đất

                              Tôi vừa tìm được bản dự thảo TCXDVN về thiết kế kháng chấn không biết có phục vụ gì được cho các Bác không?
                              Attached Files
                              Last edited by co1972nguyen; 29-06-2006, 03:15 PM. Lý do: chưa có file

                              Ghi chú


                              • #60
                                Ðề: Tải trọng động đất

                                IBST đang mở trang web để mọi người góp ý cho tiêu chuẩn kháng chấn:

                                http://www.ibst.org.vn/newsdetail.as...d=1&NewsId=133

                                Đây là một việc làm rất hay. Mong mọi người cùng nghiên cứu và góp ý để tiêu chuẩn hoàn thiện hơn.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X