QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

    Nguyên văn bởi ksminh
    TÍNH SÀN ỨNG SUẤT TRƯỚC KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ BẠN NGHĨ ; VÌ NÓ TÍNH TOÁN CÓ 1 TÀI LIỆU CHUYÊN VỀ TÍNH SÀN ỨNG SUẤT TRƯỚC ; MÓN NÀY TÔI ĐANG NGÂM CỨU; NÓI CHUNG HƠI KHÓ; THIẾT KẾ NHƯ BÁC NINH THÌ CÓ THỂ THAM KHẢO CƠ BẢN; BẠN NÊN ĐỌC SÁCH NHIỀU HƠN; VỚI LẠI HỌC DÀI DÀI; VÀ CHÚ Ý THIẾT KẾ CHI TIẾT NEO; RẤT QUAN TRỌNG VÀ GIÁ THÀNH KINH TẾ NỮA.BẠN NÊN HỌC 1 CÁI NÀO ĐÓ CHO RÀNH RỒI CHUYỂN SANG CÁI KHÁC. ĐỘNG ĐẤT CŨNG VẬY; KHÔNG HIỂU MƠ HỒ NHƯ TIÊU CHUẨN EC8; VÌ THẾ TỐT NHẤT TÌM HIỂU QUA SÁCH VỞ VÀ CÔNG THỨC GỐC THÌ YÊN TÂM THIẾT KẾ HƠN
    CHÚC BẠN THÀNH CÔNG; TÔI MẤY BỮA NAY ĐI CÔNG TÁC; BUSY QUÁ NÊN KHÔNG THỂ THAM GIA DIỄN ĐÀN THƯỜNG XUYÊN;
    To KsMinh :Cám ơn anh Minh nhé Đúng vậy tính Sàn DƯL không phải dễ nhưng cũng phải cố thôi phải không anh. .Còn về sách vở : thì em có cũng khá nhiều (Của Mỹ - ACI ,BS. của Úc - VSL....). Còn về công trình thực tế : thì em cũng có 1 số bản vẽ ( do 1 số bác thiết kế cho : e-town...) và một vài tháng nữa sẽ được các bác ấy dắt ra công trường xem thực tế ( để dễ tiếp thu hơn là học chay )
    To anh Thành : Rất vui khi anh trở lại diễn đàn và nhận được các góp ý quý báu của anh.
    Khi nào em có những thắc mắc gì thì xin các bác giúp đỡ tiếp nha
    CHÚC ANH VÀ CÁC BÁC VUI KHỎE.
    Last edited by eng-hiep; 24-03-2007, 01:04 PM.

    Ghi chú


    • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

      Nguyên văn bởi nguyenducthanh83
      To Hiep: Chính xác thì khi tính tải trọng gió và động đất em phải tính theo cả 2 phương X và Y. Vì em để ý xem , khi dao động công trình dao động theo cả 2 phương X và Y ( Xem chuyển vị của nó ý ).Như anh bị 1 vố này. Thầy Tư hướng dẫn bắt bọn anh làm theo cả 2 phương X và Y cho từng dao động ( Cái này anh thấy ko cần thiết lắm vì 1 phương bao giờ cũng lớn hơn phương còn lại nhưng do thầy hướng dẫn bắt làm thế thì phải làm thôi). Nhưng nếu chính xác thì đúng là phải làm như vậy. Đến hôm bảo vệ thầy Minh mắng cho là ko phải làm như thế. Các mode cứ dao động chính theo phương nào thì tính cho phương ý. Hơn nữa chỉ cần tính cho 2 dạng dao động đầu tiên ( 1 theo phương X , 1 theo phương Y ). Trong khi đó theo sách hướng dẫn thì làm tất cả những mode có F>0.4. Anh chơi cho 5 mode thế là bị mắng . Cũng may chỉ bị nói thôi chứ ko ảnh hưởng lắm đến bảo vệ. Đó cũng là 1 kinh nghiệm đó.
      *Vấn đề anh Thành nói là khi công trình của anh dao động gần như là theo 1 phương : Chuyền vị của phương này lớn hơn phương kia rất nhiều và ngược lại . Còn khi công trình dao dộng theo phương xiên : Chuyển vị theo 2 phương đều lớn (như công trình em đã post lên ấy ), thì anh phài làm theo cách hướng dẫn của thầy anh mới đúng ( tính theo cả 2 phương cho từng dao động )
      **Em không hiểu là tại sao thầy anh lại bảo là chỉ cần tính cho 2 dạng dao động đầu tiên nhỉ ? , và F ở đây anh nói là gì ?không biết số 0.4 ở đâu ra nhỉ ?Phải làm đúng theo TCVN chứ .
      ***Hôm bữa Tết , em có gửi bài bàn về điểm D khi khai báo màng cứng , mà chả thấy bác nào cho ý kiến gì cả. Các bác có thể trao đổi thêm về phần này được không ạ. Click vao đây : http://www.ketcau.com/forum/showthre...t=2101&page=14.
      Em đã có câu trả lời rồi , nhưng để xem ý kiến của các bác ntn .?/.
      Không biết anh Ninh đâu rồi nhỉ ?
      Last edited by eng-hiep; 24-03-2007, 04:25 PM.

      Ghi chú


      • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

        Nguyên văn bởi nguyenducthanh83
        To Hiep: Chính xác thì khi tính tải trọng gió và động đất em phải tính theo cả 2 phương X và Y. Vì em để ý xem , khi dao động công trình dao động theo cả 2 phương X và Y ( Xem chuyển vị của nó ý ).Như anh bị 1 vố này. Thầy Tư hướng dẫn bắt bọn anh làm theo cả 2 phương X và Y cho từng dao động ( Cái này anh thấy ko cần thiết lắm vì 1 phương bao giờ cũng lớn hơn phương còn lại nhưng do thầy hướng dẫn bắt làm thế thì phải làm thôi). Nhưng nếu chính xác thì đúng là phải làm như vậy. Đến hôm bảo vệ thầy Minh mắng cho là ko phải làm như thế. Các mode cứ dao động chính theo phương nào thì tính cho phương ý. Hơn nữa chỉ cần tính cho 2 dạng dao động đầu tiên ( 1 theo phương X , 1 theo phương Y ). Trong khi đó theo sách hướng dẫn thì làm tất cả những mode có F>0.4. Anh chơi cho 5 mode thế là bị mắng . Cũng may chỉ bị nói thôi chứ ko ảnh hưởng lắm đến bảo vệ. Đó cũng là 1 kinh nghiệm đó.
        Hihi, chưa ăn đòn là may rồi đấy

        Ghi chú


        • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

          Mến chào các thành viên của diễn đàn,

          Thấy các bạn bàn tán sôi nổi về trình tự thiết kế nhà cao tần nên mình cũng muốn tham gia chia sẻ cùng các bạn . Nói về thiết kế nhà cao tầng (Tall Buildings, High-rise buildings) thì thực là có nhiều vấn đề phức tạp mà bản thân mình cũng nắm không rõŽ . Trong khuôn khổ bài viết, mình chỉ xin nhấn mạnh ở 2 điểm: Tải trọng động đất và tải trọng gió cho nhà cao tầng.

          1-Tần số dao động riêng:
          Đây là một bước rất quan trọng trong phân tích động của công trình. Nếu tần số dao động mà sai thì những công đọan sau có chi tiết đến mấy cũng coi như bỏ đi. Có 2 mô hình tính dao động: mô hình que và mô hình không gian. Trong cả hai mô hình, khối lượng của công trình là giá trị đầu tiên cần phải xem xét.

          1.1 Mô hình que:
          Ưu điểm: đơn giản, nhanh, khó bị nhầm lẫn, dễ kiểm tra. Thích hợp cho xác định sơ bộ kích thước cấu kiện đứng của công trình.
          Nhược điểm: thường chỉ cho được dạng giao động uốn của công trình theo một phương ngang và phương thẳng đứng. Thêm vào đó, mô hình thường không cho được dạng dao động xoắn (vẫn có thể có nhưng sẽ phức tạp hơn một chút).

          1.2 Mô hình không gian:
          Ưu điểm: khắc phục được những nhược điểm của mô hình que
          Nhược điểm: tính tóan lâu, dễ nhầm, phát sinh dao động cục bộ.

          2-Tải trọng động đất:
          Trên thể giới có nhiều tiêu chuẩn hay cho tính động đất. Theo hiểu biết của mình thì SNIP II-7-81 (Nga) và IBC (hay UBC) là những tiêu chuẩn hay. Pháp thì có PS92 và bây giờ thì EC 8. Mình có may mắn được làm với SNIP và PS92, cá nhân mình thấy SNIP phức tạp hơn một chút.

          2.1 Tần số dao động dùng để tính toán:

          Về lý thuyết, công trình có bao nhiêu dạng dao động thì đều có thể được tính vào trong việc xác định tải trọng động đất. Tuy nhiên trong các tiêu chuẩn, để dễ dàng hóa cho kỹ sư mà không ảnh hưởng nhiều lắm đến kết quả tính, người ta cho phép chỉ tính đến một số lượng nào đó của tần số dao dộng riêng. Đây là vấn đề đang được bàn tán. Việc dừng tính tóan tại một giá trị nào đó của tần số dang động riêng chỉ mang ý nghĩa tương đối chứ không có cơ sở khoa học nền tảng. Bản chất của việc tính toán phải là làm sao để hệ kết cẩu có thể gánh chịu và tiêu tán năng lượng phát sinh do động đất. Chính vì thế mà thay vì áp đặt giá trị tần số được kể đến, một số tiêu chuẩn đã quy định khối lượng tích lũy tối thiểu ứng với dạng dao động (thường khoảng 85%).

          2.2 Tổ hợp dao động:
          Một số sách và tiêu chuẩn đã quy định rõ cách tổ hợp dao động (CQC, SRSS, 10%, 2SR). Mình không đề cập cụ thể trong bài này mà chỉ có một chú ý nhỏ là trong tính toán, chúng ta thường bỏ qua dạng dao động theo phương thẳng đứng!! Điều này đã dẫn đến những sai sót trong tính toán động đất.

          (gõ mệt quá, để khi nào mình nói tiếp nhé
          Tôi là người Việt Nam

          Ghi chú


          • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

            Nguyên văn bởi eng-hiep
            *Theo em thì khi ta tạo liên kết màng cứng thì điểm D không phải là tâm khối lượng (Vậy thì nếu gán tải động đất vào điểm này thì sẽ bị sai)Với một số lý do như sau : (theo em suy luận thì nó là tâm đón gió vì khi ta khai báo load case dưới dạng Wind thì chương trình tự động xác định điểm D này.)
            Nó là tâm KL đấy e ạ.
            **Các bác cho em hỏi là tại sao toạ độ của tâm KL ,tâm cứng , của các tầng lại khác nhau vậy ạ ? (xem file word)
            ***Trường hợp khi ta xoá WALL thì tâm KL trùng với tâm cứng và cả điểm D nữa.(Điều này thì không cần phải bàn đến) Nhưng điều muốn nói là có xảy ra hiện tượng xoắn ( như vậy thì trái với lý thuyết rồi) . To Ninh : các mode lại xảy ra theo phương xiên nữa anh ạ ( Theo em nghĩ thì chắc công trình có MB vuông thì sẽ như vậy ?)
            Lần sau e post file ETABS 8.5 lên nhé, máy này của a ko có ETABS 9, cop đi cop lại mệt lắm.
            Tâm khối lượng: e cần phân biệt TÂM KL CỦA TỪNG TẦNG(Center of mass) và TÂM KL CÁC TẦNG CỘNG DỒN(Center of cumulative mass), từ đó sẽ hiểu ngay là tại sao CCM thì khác nhau theo từng tầng, trong khi CM thì giống nhau ở các tầng giống nhau.
            Ko fải cứ công trình có mặt bằng vuông thì sẽ dao động theo phương xiên(hay phương yếu nhất là phương xiên), nó phụ thuộc cách e bố trí hệ kết cấu là chính.
            ****Em xin trích ra 1 câu của bạn ayenluho trong forum “Tải trọng động đất” : “Theo bạn khi gió tác dụng vào công trình thì nó có biết tâm khối lượng của công trình ta ở đâu mà tác dụng vào hay ko. Vậy nếu ta khai báo tải gió tác dụng vào tâm khối lượng thì có đúng hay không. Vị trí mà etabs hiểu khi chúng ta khai báo tải trọng ngang của gío động vào không phải là tâm khối lượng của công trình mà ta quy ước gọi nó là tâm đón gió. Vị trí này phụ thuộc vào bề mặt đón gió của công trình . Tôi khẳng định với các bạn điểm đón gió này và centre of mass của công trình hòan tòan khác nhau”.
            Câu này theo anh là đúng.

            Ghi chú


            • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

              Anh Ninh bảo điểm D ấy là tâm khối lượng. Nhưng khúc sau thì anh lại bảo rằng là đồng tình với ý kiến:"Tôi khẳng định với các bạn điểm đón gió này và centre of mass của công trình hòan tòan khác nhau".Có bị nghịch lí không vậy anh .Theo em thì điểm D ấy không phải là Tâm KL (Em cũng đã hỏi 1 thầy của trường anh -ĐHXD) vì toạ độ điểm D ấy và toạ độ tâm KL là hoàn toàn khác nhau.
              CHÚC ANH VUI.

              Ghi chú


              • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                Nguyên văn bởi eng-hiep
                Anh Ninh bảo điểm D ấy là tâm khối lượng. Nhưng khúc sau thì anh lại bảo rằng là đồng tình với ý kiến:"Tôi khẳng định với các bạn điểm đón gió này và centre of mass của công trình hòan tòan khác nhau".Có bị nghịch lí không vậy anh .Theo em thì điểm D ấy không phải là Tâm KL (Em cũng đã hỏi 1 thầy của trường anh -ĐHXD) vì toạ độ điểm D ấy và toạ độ tâm KL là hoàn toàn khác nhau.
                CHÚC ANH VUI.
                Anh có bảo điểm D là "điểm đón gió" đâu mà bị "nghịch lí" nhỉ .
                Tọa độ điểm D ta ko biết chính xác khi nhìn trên cửa sổ ETABS, nhưng dựa vào tọa độ tâm kl, có thể suy ra nó là tâm kl của công trình. Mà e hỏi thầy nào vậy?
                Gửi e file về điểm D của a, e đọc bài 92 nhé.
                http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=40&page=5

                Ghi chú


                • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                  Nguyên văn bởi ninh47xd
                  Anh có bảo điểm D là "điểm đón gió" đâu mà bị "nghịch lí" nhỉ .
                  Tọa độ điểm D ta ko biết chính xác khi nhìn trên cửa sổ ETABS, nhưng dựa vào tọa độ tâm kl, có thể suy ra nó là tâm kl của công trình. Mà e hỏi thầy nào vậy?
                  Gửi e file về điểm D của a, e đọc bài 92 nhé.
                  http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=40&page=5
                  Xin chào anh Ninh ,
                  Vậy là hiểu lầm ý nhau nữa rồi . Vì bài này bác ấy đang nói điểm D ấy là tâm đón gió.Mà anh nói là đúng thì em cứ tưởng........Mà ý của anh ở đây nói đúng là đúng về cái gì vậy ạ?
                  Tọa độ điểm D thì khi ta khai báo màng cứng thì sẽ thấy , muốn biết chính xác hơn thì khi khai báo Load Case cho Wind , chọn User Defined thì sẽ thấy rõ tọa độ của nó mà.
                  Và khi Display Tables thì ta thấy tọa độ tâm KL không trùng với nó. Vì vậy theo em nó không phải là Tâm KL , Thầy Trần Anh Bình trường anh (ĐHXD) cũng có ý kiến giống như em.
                  À. Hình như file em gửi là em lấy file ấy của anh đấy ạ.
                  Xin anh và các bạn cho ý kiến nhé.( Anh KsMinh đâu rùi nhỉ? Em biết anh Tường Hải cũng có quan tâm đến Forum này nên anh góp 1 vài ý kiến đi ạ , à anh Hải cho em xin số phne đi ạ , bữa trước em quên xin anh. Chúc tuần này anh thi tốt nhé - Nhất là môn "Nhà Nhiều Tầng" )
                  Last edited by eng-hiep; 26-03-2007, 09:15 AM.

                  Ghi chú


                  • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                    Ôi. Bữa nay anh ninh và các bác bận bịu thế nhỉ
                    Em chờ ý kiến của các bác đấy

                    Ghi chú


                    • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                      Sao bữa nay buồn thế

                      Ghi chú


                      • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                        Sắp thi mà k ở nhà học bài à?
                        Đang thi nên anh cũng ít ghé diễn đàn.À số điện thoại của anh là: 0907609170. Còn về ý kiến thì anh vẫn nghĩ rằng điểm D trong etab vẫn là tâm khối lượng. Em thử đọc phần Software Verification Examples trong Manual của Etab đó. Có kèm theo cái ví dụ 4 hay 5 j đó, anh cũng wên mất
                        Anh cũng chúc dừng out môn nào nhé! hìhì

                        Ghi chú


                        • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                          Nguyên văn bởi thaibinhkx
                          Mến chào các thành viên của diễn đàn,

                          Thấy các bạn bàn tán sôi nổi về trình tự thiết kế nhà cao tần nên mình cũng muốn tham gia chia sẻ cùng các bạn . Nói về thiết kế nhà cao tầng (Tall Buildings, High-rise buildings) thì thực là có nhiều vấn đề phức tạp mà bản thân mình cũng nắm không rõŽ . Trong khuôn khổ bài viết, mình chỉ xin nhấn mạnh ở 2 điểm: Tải trọng động đất và tải trọng gió cho nhà cao tầng.

                          1-Tần số dao động riêng:
                          Đây là một bước rất quan trọng trong phân tích động của công trình. Nếu tần số dao động mà sai thì những công đọan sau có chi tiết đến mấy cũng coi như bỏ đi. Có 2 mô hình tính dao động: mô hình que và mô hình không gian. Trong cả hai mô hình, khối lượng của công trình là giá trị đầu tiên cần phải xem xét.

                          1.1 Mô hình que:
                          Ưu điểm: đơn giản, nhanh, khó bị nhầm lẫn, dễ kiểm tra. Thích hợp cho xác định sơ bộ kích thước cấu kiện đứng của công trình.
                          Nhược điểm: thường chỉ cho được dạng giao động uốn của công trình theo một phương ngang và phương thẳng đứng. Thêm vào đó, mô hình thường không cho được dạng dao động xoắn (vẫn có thể có nhưng sẽ phức tạp hơn một chút).

                          1.2 Mô hình không gian:
                          Ưu điểm: khắc phục được những nhược điểm của mô hình que
                          Nhược điểm: tính tóan lâu, dễ nhầm, phát sinh dao động cục bộ.

                          2-Tải trọng động đất:
                          Trên thể giới có nhiều tiêu chuẩn hay cho tính động đất. Theo hiểu biết của mình thì SNIP II-7-81 (Nga) và IBC (hay UBC) là những tiêu chuẩn hay. Pháp thì có PS92 và bây giờ thì EC 8. Mình có may mắn được làm với SNIP và PS92, cá nhân mình thấy SNIP phức tạp hơn một chút.

                          2.1 Tần số dao động dùng để tính toán:

                          Về lý thuyết, công trình có bao nhiêu dạng dao động thì đều có thể được tính vào trong việc xác định tải trọng động đất. Tuy nhiên trong các tiêu chuẩn, để dễ dàng hóa cho kỹ sư mà không ảnh hưởng nhiều lắm đến kết quả tính, người ta cho phép chỉ tính đến một số lượng nào đó của tần số dao dộng riêng. Đây là vấn đề đang được bàn tán. Việc dừng tính tóan tại một giá trị nào đó của tần số dang động riêng chỉ mang ý nghĩa tương đối chứ không có cơ sở khoa học nền tảng. Bản chất của việc tính toán phải là làm sao để hệ kết cẩu có thể gánh chịu và tiêu tán năng lượng phát sinh do động đất. Chính vì thế mà thay vì áp đặt giá trị tần số được kể đến, một số tiêu chuẩn đã quy định khối lượng tích lũy tối thiểu ứng với dạng dao động (thường khoảng 85%).

                          2.2 Tổ hợp dao động:
                          Một số sách và tiêu chuẩn đã quy định rõ cách tổ hợp dao động (CQC, SRSS, 10%, 2SR). Mình không đề cập cụ thể trong bài này mà chỉ có một chú ý nhỏ là trong tính toán, chúng ta thường bỏ qua dạng dao động theo phương thẳng đứng!! Điều này đã dẫn đến những sai sót trong tính toán động đất.

                          (gõ mệt quá, để khi nào mình nói tiếp nhé
                          CHÀO ANH!
                          EM ĐỌC QUA BÀI CỦA ANH ; CÓ LẼ ANH CÓ RẤT NHIỀU KINH NGHIỆM VỀ ĐỘNG ĐẤT ; VẬY EM CÓ 1 SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ THIẾT KẾ ĐỘNG ĐẤT:
                          TẠI VIỆT NAM ; ĐỘNG ĐẤT ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO TIÊU CHUẨN SNIP VÀ TIÊU CHUẨN EC8 ; TIÊU CHUẨN SNIP TÍNH TOÁN CŨNG GIỐNG TẢI GIÓ ; CÒN EC8 KHI TẦNG SỐ DAO ĐỘNG LỚN TA PHẢI TÍNH TOÁN THEO PHỔ PHẢN ỨNG ĐÀN HỒI; NHƯ VẬY THEO ANH ; VỚI PHẦN MẾM ETABS ; CHỈ CHO ANH PHỔ THIẾT KẾ CỦA EC8 ; NHƯNG KHÔNG CHO ANH NHỮNG THÔNG SỐ THIẾT KẾ CỦA ĐỘNG ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN EC8 TRONG PHẦN " LOAD CASES" NHƯNG CÁC TIÊU CHẨN KHÁC THÌ LẠI CÓ ; VÍ DỤ NHƯ LÀ TIÊU CHUÂN UBC97 ; NẾU NHƯ VẬY ANH CÓ THỂ ÁP DỤNG EC8 TRONG PHẦN MỀM NHƯ THẾ NÀO KHI TA PHÂN TÍCH ĐỘNG ĐẤT THEO MÔ HÌNH KHÔNG GIAN; TỨC LÀ KHÔNG NHƯ TẢI GIÓ ; MÀ TA TÍNH TRỰC TIẾP TRONG PHẦN MỀM ; NẾU THIẾT KẾ THEO EC8 ; TA CHỈ CÓ THỂ THIẾT KẾ QUY VỀ TẢI TƯƠNG ĐƯƠNG ĐẶT TẠI CAO TRÌNH SÀN ; VÀ ĐƯỢC TÍNH TAY SAU ĐÓ NHẬP TẢI ĐỘNG ĐẤT BÌNH THƯỜNG; CÒN CÁC TIÊU CHẨN KHÁC THÌ CHỈ CẦN NHẬP THÔNG SỐ Ở MUC LOAD CASES LÀ TỰ ĐỘNG NÓ TÍNH ; THÊM VÀO ĐÓ TRONG TIÊU CHUẨN VIỆT NAM ; CÓ TỚI LOẠI NỀN A;B;C;D;E NHƯNG TRONG PHẦN MỀM THÌ A;B;C LÀ HẾT RỒI ; VẬY TÍNH TOÁN THEO EC8 THỰC SỰ RẤT BẤT TIỆN VÀ KHÔNG ÁP DỤNG CHO PHẦN MỀM HIỆN NAY.VÀ CÓ BAO GIỜ ANH TÍNH TAY CHO LỰC ĐỘNG ĐẤT VÀ SO SÁNH TÍNH TOÁN CỦ ETABS( VÍ DỤ UBC97 ) CHƯA????
                          TIỆN ĐÂY NẾU ANH CÓ TÀI LIỆU THIẾT KẾ ĐỘNG ĐẤT UBC97 CÓ THỂ POST LÊN ĐÂY ĐƯỢC KHÔNG A?
                          CẢM ƠN ANH VÀ MONG CÓ Ý KIẾN
                          TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                          Ghi chú


                          • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                            Nguyên văn bởi eng-hiep
                            Xin chào anh Ninh ,
                            Vậy là hiểu lầm ý nhau nữa rồi . Vì bài này bác ấy đang nói điểm D ấy là tâm đón gió.Mà anh nói là đúng thì em cứ tưởng........Mà ý của anh ở đây nói đúng là đúng về cái gì vậy ạ?
                            Tọa độ điểm D thì khi ta khai báo màng cứng thì sẽ thấy , muốn biết chính xác hơn thì khi khai báo Load Case cho Wind , chọn User Defined thì sẽ thấy rõ tọa độ của nó mà.
                            Và khi Display Tables thì ta thấy tọa độ tâm KL không trùng với nó. Vì vậy theo em nó không phải là Tâm KL , Thầy Trần Anh Bình trường anh (ĐHXD) cũng có ý kiến giống như em.
                            À. Hình như file em gửi là em lấy file ấy của anh đấy ạ.
                            Xin anh và các bạn cho ý kiến nhé.( Anh KsMinh đâu rùi nhỉ? Em biết anh Tường Hải cũng có quan tâm đến Forum này nên anh góp 1 vài ý kiến đi ạ , à anh Hải cho em xin số phne đi ạ , bữa trước em quên xin anh. Chúc tuần này anh thi tốt nhé - Nhất là môn "Nhà Nhiều Tầng" )
                            Anh có ý kiến thế này:
                            - Điểm D đó ko chắc đã fải là điểm e để nhập tải trọng gió vào. Theo a biết thì ko có tài liệu nào nói như vậy.
                            - Căn cứ vào đâu để e nói là tọa độ e thấy trong user defined là toạ độ điểm D? E xem lại vị trí điểm D trên màn hình và so sánh với tọa độ e thấy trong user defined nhé, a chắc chắn nếu nhà có vách thì nó ko trùng nhau ngay từ đầu đâu. A cg ko có căn cứ chính xác để nói rằng điểm D là tâm kl, nhưng có thể thấy rằng nếu so sánh với tọa độ tâm kl e thấy khi Display Tables thì có thể "suy ra" rằng điểm D là tâm kl.
                            Còn cái câu mà bác ayenluho nói là đúng, a ko fản đối j cả. A cg có thấy bác ấy nói là điểm D là "tâm đón gió" đâu vì D là tâm kl mà

                            Ghi chú


                            • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                              Nguyên văn bởi ksminh
                              CHÀO ANH!
                              EM ĐỌC QUA BÀI CỦA ANH ; CÓ LẼ ANH CÓ RẤT NHIỀU KINH NGHIỆM VỀ ĐỘNG ĐẤT ; VẬY EM CÓ 1 SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ THIẾT KẾ ĐỘNG ĐẤT:
                              TẠI VIỆT NAM ; ĐỘNG ĐẤT ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO TIÊU CHUẨN SNIP VÀ TIÊU CHUẨN EC8 ; TIÊU CHUẨN SNIP TÍNH TOÁN CŨNG GIỐNG TẢI GIÓ ; CÒN EC8 KHI TẦNG SỐ DAO ĐỘNG LỚN TA PHẢI TÍNH TOÁN THEO PHỔ PHẢN ỨNG ĐÀN HỒI; NHƯ VẬY THEO ANH ; VỚI PHẦN MẾM ETABS ; CHỈ CHO ANH PHỔ THIẾT KẾ CỦA EC8 ; NHƯNG KHÔNG CHO ANH NHỮNG THÔNG SỐ THIẾT KẾ CỦA ĐỘNG ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN EC8 TRONG PHẦN " LOAD CASES" NHƯNG CÁC TIÊU CHẨN KHÁC THÌ LẠI CÓ ; VÍ DỤ NHƯ LÀ TIÊU CHUÂN UBC97 ; NẾU NHƯ VẬY ANH CÓ THỂ ÁP DỤNG EC8 TRONG PHẦN MỀM NHƯ THẾ NÀO KHI TA PHÂN TÍCH ĐỘNG ĐẤT THEO MÔ HÌNH KHÔNG GIAN; TỨC LÀ KHÔNG NHƯ TẢI GIÓ ; MÀ TA TÍNH TRỰC TIẾP TRONG PHẦN MỀM ; NẾU THIẾT KẾ THEO EC8 ; TA CHỈ CÓ THỂ THIẾT KẾ QUY VỀ TẢI TƯƠNG ĐƯƠNG ĐẶT TẠI CAO TRÌNH SÀN ; VÀ ĐƯỢC TÍNH TAY SAU ĐÓ NHẬP TẢI ĐỘNG ĐẤT BÌNH THƯỜNG; CÒN CÁC TIÊU CHẨN KHÁC THÌ CHỈ CẦN NHẬP THÔNG SỐ Ở MUC LOAD CASES LÀ TỰ ĐỘNG NÓ TÍNH ; THÊM VÀO ĐÓ TRONG TIÊU CHUẨN VIỆT NAM ; CÓ TỚI LOẠI NỀN A;B;C;D;E NHƯNG TRONG PHẦN MỀM THÌ A;B;C LÀ HẾT RỒI ; VẬY TÍNH TOÁN THEO EC8 THỰC SỰ RẤT BẤT TIỆN VÀ KHÔNG ÁP DỤNG CHO PHẦN MỀM HIỆN NAY.VÀ CÓ BAO GIỜ ANH TÍNH TAY CHO LỰC ĐỘNG ĐẤT VÀ SO SÁNH TÍNH TOÁN CỦ ETABS( VÍ DỤ UBC97 ) CHƯA????
                              TIỆN ĐÂY NẾU ANH CÓ TÀI LIỆU THIẾT KẾ ĐỘNG ĐẤT UBC97 CÓ THỂ POST LÊN ĐÂY ĐƯỢC KHÔNG A?
                              CẢM ƠN ANH VÀ MONG CÓ Ý KIẾN
                              E thấy trong ETABS đâu có EC8 đâu mà bác Minh biết là chỉ có 3 loại nền A,B,C là hết rồi?

                              Ghi chú


                              • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                                *Anh Ninh ơi , em đâu có nói là nhập gió vào điểm D đâu. Mà nhập tải gió và động đất vào tâm KL.Vì vậy mới cần xác định rõ là tâm KL có phải là điểm D ấy hay là không. Anh khẳng định điểm D là tâm KL thì phải nhập tải gió và động đất vào đấy rùi còn gì nữa mà không nhập vào ấy
                                *Khi ta khai báo tải gió bằng User Defined ( phải khai báo màng cứng trước ) thì sẽ xuất hiện hộp thoại. Trong ấy nó sẽ cho ta chọn điểm D ấy và sẽ hiện tọa độ x,y của nó ( Em dùng v.9) , và em đã xem kỹ tọa độ ấy trùng với tọa độ điểm D trùng bên ngoài màn hình giao diện Etabs.
                                Vậy chẳng lẽ thầy Bình dạy Etabs mà lại nói sai

                                Ghi chú

                                Working...
                                X