Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.
À. Tiện đây em muốn hỏi về các thao tác để tính nội lực Sàn - Móng bằng chương trình SAFE từ công trình do Etabs xuất ra. Phần này em chưa biết ( Em có đọc trong Tutorial nhưng hơi khó hiểu và nó tính cho kết cấu móng riêng biệt ) , Bác nào có kinh nghiệm thì chia sẽ cho em , để em còn biết hướng tự nghiên cứu nữa.
MONG SỰ GIÚP ĐỠ CỦA CÁC BÁC.
CÁM ƠN CÁC BÁC NHIỀU
Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.
To thay Hien Nghiem: Em đã vào thử trang đó rồi, các tài liệu rất hay, xin cảm ơn thầy.
To anh Phu Ho: Có lẽ em hiểu sai ý anh ThaiBinhX, em cũng đang nghiên cứu vấn đề này, chưa thông lắm, chỉ nêu lên ý kiến riêng để cùng nhau học hỏi. Rất cám ơn anh đã cho ý kiến tận tình.
Còn về cấn đề tầng số trong dây đàn mà anh ví dụ em cũng chưa hiểu lắm vì như các bác trên cũng đã nêu! Anh giải thích rõ hơn được ko a?
Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.
Độ cứng của kết cấu mà lâu nay chúng ta thường tính không kể đến ảnh hưởng của nội lực. Khi kết cấu được chất tải trọng (sinh ra nội lực), độ cứng của kết cấu thay đổi -> dao động riêng thay đổi. Tất cả các kết cấu thực tế đều chịu tải trọng do đó độ cứng của kết cấu thực khác với tính toán do không kể đến ảnh hưởng của nội lực.
Giống như ví dụ của bác phu_ho đưa ra, độ cứng theo phương dọc dây đàn ảnh hưởng đến dao động ngang của dây. Nếu không được căng, dây đàn có độ cứng đơn vị theo phương trục dây là EF/L, còn khi căng dây thì độ cứng là (EF/L+N/L) với N là lực căng trong dây. Với N khác nhau thì độ cứng khác nhau. Âm thanh phát ra khi cho dây dao động trong các trường hợp N khác nhau như bac phu_ho đã trình bày ở trên. Với kết cấu công trình thì cũng như vây thôi.
Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.
@ksminh: tôi so sánh cái dây đàn với cái dầm hay cái cột để bạn dễ hình dung thôi. Thế bạn có thấy cái dầm hay cái cột bị ngàm hai đầu chúng có giống dây đàn không? Cũng hơi giống đấy chứ nhỉ? Khi cái nhà biến dạng thì lực dọc trong dầm hay trong cột cũng thay đổi. Giống như cái dây đàn, ứng xử đối với dao động của chúng sẽ thay đổi, và nếu ứng xử của từng cái dầm cái cột thay đổi thì ứng xử của cả cái nhà sẽ thay đổi. Còn thay đổi đến mức nào thì lại là một chuyện khác, vì dù sao dầm hay cái cột chúng cũng không rung đến mức kêu teng teng như cái dây đàn được
Còn nếu các bạn cứ khăng khăng phải dùng cái mô hình công-xôn thì mới tưởng tượng được thì chịu khó nhét cho nó một cái thanh thép ứng suất trước chẳng hạn vậy
Đây là tôi nói vui thế thôi, chứ muốn hiểu rõ ràng thì phải giở sách (như cái tài liệu bac hien_nghiem đưa trên kia chẳng hạn), cầm bút mà học. Chạy chương trình chỉ để làm minh họa chứ không làm các bạn hiểu được vấn đề đâu. Ví dụ như bạn trung ha mà nói như trên kia thì chắc chắn là chưa đọc cái tài liệu của bác hien_nghiem upload lên rồi
Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.
Nguyên văn bởi trung ha
Cái lực dọc các bác nói tới chính là do khôid lượng của công trình. => đó chính là do bản thân công trình gây ra đó chứ, chứ có cái ngoại lực nào đâu mà các bác bàn với chả cãi. Nếu ta tăng khối lượng lên thì cái lực " đề bẹp công trình " tăng lên, chu kỳ dao động sẽ giảm đi nhưng ngược lại, khối lượng lớn hơn thì công trình dao độngu nhiều hơn.
Cho nên dao động rrieeng vẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân hệ kết cấu, chứ phụ thục gì đến cái lực dọc ( vì lực dọc sinh ra do chính bản thân kết cấu. ) Độ cứng và khôi lượng là hai cái tương quan để tính ra chu kỳ dao động riêng........chấm hết.
đúng thế ; thực ra lực dọc đó là P=M*G với M là khối lượng ; G gia tốc trọng trường ; còn xét ảnh hưởng của lực dọc có nghĩa là khi dao động ; ví dụ dạng 1 của công trình ; thì nó tạo độ lệch tâm khi M lệch so với vị trí cân bằng 1 biên độ A; như vậy tầng số sẽ tăng lên vì biên độ sẽ tăng ; do lệch tâm ; người ta gọi là P-delta; bạn có thể tham khảo tài liệu từ Etabs nhé.
à Bây giời mới biết "hien nghiem" là thầy giáo ; có gì mạo phạm xin cho em xin lỗi nhé ; nhưng thầy giải thích những vấn đề cho sinh viên như thế rất khó hiểu; với lại thầy giải thích xem lý do nào lực gió động đặt tại tâm KHối Lượng??? vấn đề này em có cải với thầy rồi đấy ; trong khi phó giáo sư tiến sĩ MAI HÀ SANG nói rằng lực gió đặt tại tâm HÌNh Học
với lại theo thầy gió tĩnh đặt ở tâm hình học hay khối lượng???? nếu mà tại tâm hình học thì thành phần động tính ra đặt tại tâm khối lượng liệu dùng công thức tổ hợp Gió tổng cộng trong tiêu chuẩn có đúng không???? tức là cái thì đặt tại tâm hình học; cái thì tâm khối lương vậy kết hợp như thế nào về phương diện lực; thườgn tổ hợp các lực cần phải có cũng vị trí điểm đặt thì hợp lý hơn; nếu không cung điểm đặt thì kể đến momen do dời lực( gt+sqrt((gd1)2+(gd2)2------); và thực tế gió có phải là lực tập trung hay là phân bố????
Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.
Nguyên văn bởi trung ha
Độ cứng và khôi lượng là hai cái tương quan để tính ra chu kỳ dao động riêng........chấm hết.
Ôi nhưng mà độ cứng lại phụ thuộc vào nội lực (khi phân tích phi tuyến hình học). Mà nội lực thì lại do ngoại lực (tải trọng) gây ra. Có tải trọng tính bằng m.g như trọng lượng bản thân, tải trọng do trọng lượng của các thiết bị trong nhà, có tải trọng tính bằng m.a như động đất, còn có tải trọng tính được mà không liên quan đến khối lượng của công trình m như gió tĩnh, cháy nổ v.v.
À mà cái ví dụ của bác phu_ho đưa ra, lực căng trong dây đàn hay nội lực trong kết cấu ứng suất trước không tính bằng m.g.
Xin các bác hãy nghĩ rộng ra một chút.
Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.
Nguyên văn bởi phu_ho
@ksminh: tôi so sánh cái dây đàn với cái dầm hay cái cột để bạn dễ hình dung thôi. Thế bạn có thấy cái dầm hay cái cột bị ngàm hai đầu chúng có giống dây đàn không? Cũng hơi giống đấy chứ nhỉ? Khi cái nhà biến dạng thì lực dọc trong dầm hay trong cột cũng thay đổi. Giống như cái dây đàn, ứng xử đối với dao động của chúng sẽ thay đổi, và nếu ứng xử của từng cái dầm cái cột thay đổi thì ứng xử của cả cái nhà sẽ thay đổi. Còn thay đổi đến mức nào thì lại là một chuyện khác, vì dù sao dầm hay cái cột chúng cũng không rung đến mức kêu teng teng như cái dây đàn được
Còn nếu các bạn cứ khăng khăng phải dùng cái mô hình công-xôn thì mới tưởng tượng được thì chịu khó nhét cho nó một cái thanh thép ứng suất trước chẳng hạn vậy
Đây là tôi nói vui thế thôi, chứ muốn hiểu rõ ràng thì phải giở sách (như cái tài liệu bac hien_nghiem đưa trên kia chẳng hạn), cầm bút mà học. Chạy chương trình chỉ để làm minh họa chứ không làm các bạn hiểu được vấn đề đâu. Ví dụ như bạn trung ha mà nói như trên kia thì chắc chắn là chưa đọc cái tài liệu của bác hien_nghiem upload lên rồi
Cám ơn anh nhiều nhé. Giờ thì em đã hiểu ý của anh
Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.
Nguyên văn bởi ksminh
à Bây giời mới biết "hien nghiem" là thầy giáo ; có gì mạo phạm xin cho em xin lỗi nhé ; nhưng thầy giải thích những vấn đề cho sinh viên như thế rất khó hiểu; với lại thầy giải thích xem lý do nào lực gió động đặt tại tâm KHối Lượng??? vấn đề này em có cải với thầy rồi đấy ; trong khi phó giáo sư tiến sĩ MAI HÀ SANG nói rằng lực gió đặt tại tâm HÌNh Học
với lại theo thầy gió tĩnh đặt ở tâm hình học hay khối lượng???? nếu mà tại tâm hình học thì thành phần động tính ra đặt tại tâm khối lượng liệu dùng công thức tổ hợp Gió tổng cộng trong tiêu chuẩn có đúng không???? tức là cái thì đặt tại tâm hình học; cái thì tâm khối lương vậy kết hợp như thế nào về phương diện lực; thườgn tổ hợp các lực cần phải có cũng vị trí điểm đặt thì hợp lý hơn; nếu không cung điểm đặt thì kể đến momen do dời lực( gt+sqrt((gd1)2+(gd2)2------); và thực tế gió có phải là lực tập trung hay là phân bố????
*Anh Minh , em xin góp ý một ít về phần này với nhé :
+Trước tiên là phải hiểu Bản chất của gió động ntn :
-Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của công trình mà thành phần động của tải gió chỉ kể đến tác động do thành phần xung của vận tốc gió hoặc cả với lực quán tính của công trình:
Với công trình có F >Fl chỉ cần kể đến xung vận tốc gió.
Với công trình có F <Fl thì kể thêm lực quán tính vào nữa.
Trong TC thì mô hình là thanh conson có các KL tập trung và Gán lực gió vào đấy cơ mà.
Do vậy nhập vào tâm khối lượng là cách nhập gần đúng và có thể chấp nhận được.
Hoặc ta có thể nhập và các nút chính của sàn (là nút giao điểm giữa dầm và cột).
+ Về phần Combination :
- Việc đặt mỗi nơi như vậy thì không có ảnh hưởng gì cả. Vì cứ theo nguyên lý cộng tác dụng như trong Strength of Material là được.
+ Các vấn đề trên em cũng có tham khảo một số thầy ở ĐHBK-TPHCM và ĐHXD-HN.
+ Anh Minh và các bác có thể chỉ em 1 chút xíu về SAFE được không ạ? Theo em hiểu là như thế này ( Không biết có đúng không nữa - Mong được các bác chỉ bảo cho ) : Khi ta Run một công trình trong Etabs xong thì ta Export mức sàn tầng mà ta cần tính nội lực sang SAFE. Trong SAFE ta import file đã xuất ấy , tiếp theo là RUN và xem nội lực.( Vì các tiết diện dầm ,cột , Sàn....Tải trọng...thì đã có sẵn hết rồi nên ta không cần phải hiệu chỉnh gì nữa cả. Không biết em làm như vậy có đúng không hả các bác? )
Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.
Nguyên văn bởi ksminh
CÁI NHÀ CỦA BÁC CAO QUÁ NHỈ; VỚI 4 CÁI STORY THÌ TRỌNG TÂM GẦN NHƯ LÀ NẰM CHÍNH GIỮA RỒI ; ẢNH HƯỞNG CỦA DAO ĐỘNG CÒN PHẢI KỂ ĐẾN ĐỘ CAO NỮA NHÉ; ÔNG THỬ CHO NÓ CAO LÊN 25 TẦNG VỚI CÁI MÔ HÌNH NHƯ CỦA ÔNG THÌ NÓ CÓ XÃY RA XOẮN; XIÊN KHÔNG??? VỚI LẠI ETABS NÓ CHỈ TÍNH TỚI VÀI CON SỐ LẼ ; CHỬ NÓ KHÔNG VÔ HẠN SAU DẤU PHẨY; NÊN ÔNG THẤY CÁI NHÀ CỦA ÔNG NÓ CÓ XIÊN NỔI ĐÂU.
TÔI KHÔNG NÓI LÀ NÓ KHÔNG CHO RA DAO ĐỘNG THEO 1 PHƯƠNG; ĐÓ LÀ 1 TRƯỜNG HỢP CỦA MODEL; NHƯNG KHI NÓ TÍNH TOÁN ĐẾN KHỔI LƯỢNG THAM GIA 100% THÌ NÓ DỪNG; TRONG CÁC MODEL NÀY; NHÀ THÌ NHÀ CÀNG CAO XUẤT HIỆN DAO ĐỘNG XUYÊN ; XOẮN TÙM LUM LÀ TẤT YẾU;
CÁI MÔ HÌNH THANH CÔN SÔN ; ÔNG THỬ NHẬP 1 THANH CÔN SÔN ĐỨNG KHÔNG CÓ TRỌNG LƯỢNG KHÔNG CÓ KHỐI LƯỢNG ; CHỈ CÓ ĐỘ CỨNG EJ ; VÀ CHO VÀO ĐÓ CÁC TẦNG LÀ JOINS -MASS VỚI QUÁN TÍNH CỦA MASS LÀ XOẮN; THÌ KHI CHẠY NÓ CHẲNG CHO ÔNG THẤY BIẾN DẠNG DÂU ; NÓ ĐỨNG 1 CHỔ NÊN ÔNG LẦM TƯỞNG LÀ NÓ CHẰNG XOẮN; ÔNG DÙNG saP HAY ETABS CŨNG VẬY; ĐỂ BIẾT NÓ CÓ XOẮN HAY KHÔNG VỚI MÔ HÌNH CÔN SÔN THÌ ÔNG PHẢI CHO NÓ BIỂU DIỄN MÔMEN XOẮN CỦA CÂY CÔN SON ỨGN VỚI DAO ĐỘNG XOẮN ; XEM NÓ CÓ GIÁ TRỊ KHÔNG NHÉ ÔNG ANH. MÀ NHỚ LÀ TRONG SAP MỚI CHO RA BIỂU ĐỒ MÔMEN CỦA MODEL ; CÒN ETABS THÌ BOTAY NHÉ ÔNG ANH.
CÒN TÔI NÓI LÀ TẠI VỊ TRÍ CỘT THAY ĐỔI TIẾT DIỆN THÌ TRỌNG TÂM NÓ NĂM CÓ ĐÚNG CAO TRÌNH SÀN HAY KHÔNG HẢ ÔNG ANH???
CHỨ TÔI KHÔNG BẮT BUỘC CHỔ NÀO CŨNG THAY ĐỔI TIẾT DIỆN CỘT.
CHO DÙ ÔNG CÓ GIỎI CỞ NÀO MÀ THIẾT KẾ SÀN ỨNG SUẤT TRƯỚC NHƯ ÔNG CÓ NGÀY XẬP.
KỸ SƯ HAY TIẾN SĨ THÌ ĐÓ LÀ MỨC ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CƠ BẢN ; NHƯNG CHƯA CHẮC LÀ TÀI BA. tÔI CHẲNG ĐÁNH GÌ BẢN THÂN HAY NGƯỜI KHÁC VỀ TRÌNH ĐỘ GÌ; CÓ ĐIỀU; NÓI THÌ NHIỀU MÀ CHẲNG CÓ CHÚT GÌ LÀ GIẢI THÍCH CHO RÕ RÀNG; ĐÀN EM MÀ ĐỌC THÌ NGU THÊM ;
THỰC RA ÔNG TÍNH GIÓ ĐỘNG LÀ RÂU ÔNG NÀY CẮM CẰM BÀ KIA; TÍNH GIÓ ĐỘNG TRONG SÁCH TIÊU CHUẨN CHỈ XÉT 1 PHƯƠNG; ÔNG TÍNH THEO KHÔNG GIAN LÀ HAI PHƯƠNG TRONG MÁY THÌ COI NHƯ LÀ SAI BÉT RỒI; NẾU ÔNG TÀI THÌ ÔNG TÍNH LUÔN CẢ TẤT TẬT TRONG MÁY VỀ GIÓ LUÔN THÌ TÔI PHỤC ÔNG SÁT ĐẤT.
TÓM LẠI TÔI CHẲNG HỌC HỎI ÔNG ĐƯỢC CÁI GÌ HẾT MÀ TOÀN PHẢI SUY NGHĨ NHỨC ĐẦU THÊM.
CHÚC ÔNG HỌC THÊM NHIỀU ĐIỀU MÀ XEM LÀ ĐÚNG ĐỐI VỚI ÔNG
Đúng là bótay.com. Em đã ko muốn nói rồi, nhưng bác đã thích thế thì e fải xin lỗi mọi ng vậy. Nhận xét của e(và rất nhiều bác khác trên diễn đàn) về bác:
1 - Rỗng cơ bản => Ngày xưa hay trốn học Cơ kết cấu, Bê tông và các môn liên quan.
2 - Hay viết sai chính tả => ko tôn trọng ng khác, kém ko chỉ tiếng Anh mà cả tiếng Việt
3 - Luôn tự coi mình là đúng, ng khác là sai, ko biết tự xem lại mình, ko biết lắng nghe, ko biết mình là ai, lại hay phán như thánh, khiếp => tinh vi, ếch ngồi đáy giếng. Thường ng ta nói là "thùng rỗng kêu to", câu ấy vừa khít với bác
4 - Ko biết suy nghĩ nhiều hơn những j thấy đc khi chạy phần mềm ra => tầm nhìn ngắn 1 phân, có nhiều sách thật nhưng tiếc là chỉ toàn loại "sách gối đầu giường", chả bao giờ dùng đến
Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.
Nguyên văn bởi ninh47xd
Đúng là bótay.com. Em đã ko muốn nói rồi, nhưng bác đã thích thế thì e fải xin lỗi mọi ng vậy. Nhận xét của e(và rất nhiều bác khác trên diễn đàn) về bác:
1 - Rỗng cơ bản => Ngày xưa hay trốn học Cơ kết cấu, Bê tông và các môn liên quan.
2 - Hay viết sai chính tả => ko tôn trọng ng khác, kém ko chỉ tiếng Anh mà cả tiếng Việt
3 - Luôn tự coi mình là đúng, ng khác là sai, ko biết tự xem lại mình, ko biết lắng nghe, ko biết mình là ai, lại hay phán như thánh, khiếp => tinh vi, ếch ngồi đáy giếng. Thường ng ta nói là "thùng rỗng kêu to", câu ấy vừa khít với bác
4 - Ko biết suy nghĩ nhiều hơn những j thấy đc khi chạy phần mềm ra => tầm nhìn ngắn 1 phân, có nhiều sách thật nhưng tiếc là chỉ toàn loại "sách gối đầu giường", chả bao giờ dùng đến
BỨC XÚC QUÁ HẢ ÔNG ANH!
CHỈ TỘI NGU LÂU KHÓ ĐÀO TẠO NHƯ ÔNG ANH THÌ ĐÂY CŨNG PHẢI BÓ TAY.COM THÔI
HEHEH
NÓI NGƯỜI TA ĐƯỢC MÀ CHẲNG VẶN VẸO GÌ ĐƯỢC ; RỒI BẮT ĐẦU NÓI LINH TINH THẾ ÔNG ANH.
Ghi chú