QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kết cấu nhà Zamil

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

    Nguyên văn bởi XUAN THUY
    Thực tế đổ nhà công nghiệp là do cái khớp vô lý chỉ có vài con bulông nhỏ ở chân cột.
    Em nghĩ đổ nhà công nghiệp chủ yếu là do thiếu giằng trong quá trình thi công, còn nếu là khung cứng, chân cột khớp thì em chưa biết trường hợp nào bị sập do thiếu bu lông móng cả. trong nhà thép thì bu lông móng là thép thường (thường là thép CT3, trong khi phần khung thì có thể dùng thép ASTM A572), do đó nó là phần rẻ nhất và được tính với hệ số an toàn cao nhất, vì thế hiếm khi bu lông móng chết trước khi các bộ phận khác chết.
    Endeavor Team- Professionalism makes difference
    Email: aiscdesigner@gmail.com

    Ghi chú


    • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

      Em dùng tổ hợp bao nội lực (Envelope) và sau khi đã thêm đầy đủ các hệ giằng chân, đầu cột, mức tải trọng gió ở cao độ 4,5m thì nội lực lớn nhất tại điểm có nhịp nhà 30m (giữa nhà) là:
      + M = 41,53 (Tm)
      + Q = 11,43 (T)
      + N = 17,48 (T)

      Vì nền đất tương đối tốt nên khi tính lún thì đảm bảo, nhưng Sigma-tt(min) bị âm, vì vậy em đã mở rộng đế móng lên 3,0x2,4 (m) (đồng thời tăng chiều cao hm) và chôn móng xuống sâu để tăng Moment giữ và chống lực xô ngang. Không biết là đã tương đối hợp lý chưa ? Theo các anh thì kích thước móng đó là có quá lớn đối với nhà CN 1 tầng ?[/QUOTE]

      Bạn khai báo mô hình đà kiềng + tải tường xây vào luôn đi, khi đó N tăng, xem sigma(min) có còn âm hay không?

      Ghi chú


      • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

        Nguyên văn bởi HVQ View Post
        Em dùng tổ hợp bao nội lực (Envelope) và sau khi đã thêm đầy đủ các hệ giằng chân, đầu cột, mức tải trọng gió ở cao độ 4,5m thì nội lực lớn nhất tại điểm có nhịp nhà 30m (giữa nhà) là:
        + M = 41,53 (Tm)
        + Q = 11,43 (T)
        + N = 17,48 (T)

        Vì nền đất tương đối tốt nên khi tính lún thì đảm bảo, nhưng Sigma-tt(min) bị âm, vì vậy em đã mở rộng đế móng lên 3,0x2,4 (m) (đồng thời tăng chiều cao hm) và chôn móng xuống sâu để tăng Moment giữ và chống lực xô ngang. Không biết là đã tương đối hợp lý chưa ? Theo các anh thì kích thước móng đó là có quá lớn đối với nhà CN 1 tầng ?
        Bạn khai báo mô hình đà kiềng + tải tường xây vào luôn đi, khi đó N tăng, xem sigma(min) có còn âm hay không?[/QUOTE]

        OK, cảm ơn bác nhiều ! Gợi ý này của bác rất hay và có ý nghĩa thực tế !
        Anh hôn em vầng trăng còn đọng lại trên môi
        Anh xa em trăng không cười, em nhìn trăng đang khóc
        Giận anh, em ném trả vầng trăng lên trời....

        Ghi chú


        • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

          Nguyên văn bởi Mylove View Post
          Các bác ơi, tính nhà Zamil như thế nào đó em tính được nội lực rồi mà không tính được ổn đinh.
          Em thấy trên ftp có file nhưng down mãi chả dùng được gì cả, Chán chết
          Bác có thể cho em cách để tính ra nội lực của khung Zamil được không.em mới ra trường lần đầu tiên nghe và biết đến kiểu kết cấu này ,em cũng muốn thử tính nhưng trong mấy tài liệu sap ko thấy tài liệu nào hướng dẫn cách tính khung này cả. Nếu được xin gửi về mail chienxd901@gmail.com . cảm ơn

          Ghi chú


          • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

            Nguyên văn bởi helios View Post
            Em nghĩ đổ nhà công nghiệp chủ yếu là do thiếu giằng trong quá trình thi công, còn nếu là khung cứng, chân cột khớp thì em chưa biết trường hợp nào bị sập do thiếu bu lông móng cả. trong nhà thép thì bu lông móng là thép thường (thường là thép CT3, trong khi phần khung thì có thể dùng thép ASTM A572), do đó nó là phần rẻ nhất và được tính với hệ số an toàn cao nhất, vì thế hiếm khi bu lông móng chết trước khi các bộ phận khác chết.
            All.
            Lâu quá mới ghé lại diễn đàn, thấy anh em tranh luận vụ sập nhà tiền chế. Thông thường có một vài nguyên nhân gây sập nhà tiền chế
            1.thiết quá không đủ khả năng chịu lực (sập là chắc chắn rồi)
            2. trong quá trình lắp dựng, hệ giằng tạm bị tháo ra quá sớm trong khi xà gồ và hệ giằng mái chưa kịp lên đây là nguyên nhân chủ yếu gây sập. Do đó, biện pháp lắp dựng rất quan trọng. Thông thường người lắp bắt đầu từ khoang có hệ giằng khung và lên ít nhất 50%xà gồ mái. Việc đó tạo ra một hệ cứng để phát triển các khung tiếp theo.
            3. Nguyên nhân thứ 3: khi hệ khung đã lên toàn bộ 100% xà gồ, nhưng chưa kịp lên Flange brace trong khi đã tháo hệ giằng tạm, thì khả năng gây sập cũng xảy ra, nhất là những lúc có gió lớn. Tui chứng kiến trường hợp sập này 1 lần rồi.
            Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, nếu chưa lên tole mái thì tuyệt đối không được tháo hệ giằng. mà việc hệ giằng phụ rất dễ gây tranh chấp mặt bằng giữa nhà thầu BTCT và nhà thầu kết cấu thép trong trường hợp tiến độ bị ép. Do đó, anh em lắp dựng cần thuyết phục được nhà thầu BTCT nhằm đảm bảo an toàn cho công trình.
            Trên đây là vài dòng chia sẽ với anh em.

            Ghi chú


            • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

              Nguyên văn bởi ozzyvn03 View Post
              All.
              Lâu quá mới ghé lại diễn đàn, thấy anh em tranh luận vụ sập nhà tiền chế. Thông thường có một vài nguyên nhân gây sập nhà tiền chế
              1.thiết quá không đủ khả năng chịu lực (sập là chắc chắn rồi)
              2. trong quá trình lắp dựng, hệ giằng tạm bị tháo ra quá sớm trong khi xà gồ và hệ giằng mái chưa kịp lên đây là nguyên nhân chủ yếu gây sập. Do đó, biện pháp lắp dựng rất quan trọng. Thông thường người lắp bắt đầu từ khoang có hệ giằng khung và lên ít nhất 50%xà gồ mái. Việc đó tạo ra một hệ cứng để phát triển các khung tiếp theo.
              3. Nguyên nhân thứ 3: khi hệ khung đã lên toàn bộ 100% xà gồ, nhưng chưa kịp lên Flange brace trong khi đã tháo hệ giằng tạm, thì khả năng gây sập cũng xảy ra, nhất là những lúc có gió lớn. Tui chứng kiến trường hợp sập này 1 lần rồi.
              Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, nếu chưa lên tole mái thì tuyệt đối không được tháo hệ giằng. mà việc hệ giằng phụ rất dễ gây tranh chấp mặt bằng giữa nhà thầu BTCT và nhà thầu kết cấu thép trong trường hợp tiến độ bị ép. Do đó, anh em lắp dựng cần thuyết phục được nhà thầu BTCT nhằm đảm bảo an toàn cho công trình.
              Trên đây là vài dòng chia sẽ với anh em.
              1,2. Em đồng ý với bác.
              3. Em muốn thêm ý này:
              - Khung chính (main frame), Xà gồ (purlins & Girts), hệ giằng (bracing), strut beam được gọi là erectable materials. tức là không có nó thì không thể lắp dựng được, còn tôn lợp thì có thể có, có thể không. Trên thực tế, không cần có tôn lợp, kết cấu vẫn đứng vững trong thời gian lắp dựng, lúc đã tháo giằng tạm đi rồi. Như bác có thể thấy, sau nhiều cơn bão lớn, tôn lợp bị bay hết mà kết cấu vững đứng vững (lúc này hoàn toàn không còn giằng tạm). Mặt khác, vì nhiều lý do, tôn mái có thế do nhà thầu khác cung cấp và đến chậm, vì thế không thể vì chờ nhà tôn mái mà trì hoãn các phase khác của dự án. Ngay cả khi cùng 1 nhà thầu (với các dự án lớn) thì thông thường tôn lợp cũng đến công trường chậm hơn erectable materials.
              Endeavor Team- Professionalism makes difference
              Email: aiscdesigner@gmail.com

              Ghi chú


              • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                Nguyên văn bởi chienxd1985 View Post
                Bác có thể cho em cách để tính ra nội lực của khung Zamil được không.em mới ra trường lần đầu tiên nghe và biết đến kiểu kết cấu này ,em cũng muốn thử tính nhưng trong mấy tài liệu sap ko thấy tài liệu nào hướng dẫn cách tính khung này cả. Nếu được xin gửi về mail chienxd901@gmail.com . cảm ơn
                cái khung thép tiền chế (tạm gọi là khung zamil) thì cũng như các khung thép khác trong SAP thôi mà.
                Endeavor Team- Professionalism makes difference
                Email: aiscdesigner@gmail.com

                Ghi chú


                • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                  Nguyên văn bởi Mylove View Post
                  Các bác ơi, tính nhà Zamil như thế nào đó em tính được nội lực rồi mà không tính được ổn đinh.
                  Em thấy trên ftp có file nhưng down mãi chả dùng được gì cả, Chán chết
                  Ban muon tinh on dinh thi :
                  - thiet ke so bo tiet dien cua keo
                  - kiem tra ben tiet dien da chon
                  - kiem tra on dinh gom
                  + on dinh trong mat phang
                  + on dinh ngoai mat phang
                  + on dinh cuc bo ban canh
                  + on dinh cuc bo ban bung
                  + on dinh tong the ban canh giap ban bung
                  khi tinh toan de y cac he so.

                  Ghi chú


                  • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                    Xin mời các cao thủ thi công nhà thép giải bài toán "dễ nuốt" này.
                    em vừa nhận design and built thi công nâng cấp một nhà xưởng như sau:
                    - Nhà xưởng hiện hữu:khung cầu trục như hình H1 đính kèm, bước cột 9m, móng đơn kích thước 3.4x2.8(m) đặt ở cao độ -1.5m (H2), nền nhà xưởng BTCT 200#, dày 20(cm) thép 2 lớp d12@150. nền nhà chịu tải Q=15 tấn/m2. nhà xưởng này đang hoạt động bình thường ở Đồng Nai (Rtc=21t/m2)
                    - Nhà xưởng nâng cấp: khung cầu trục như H3 đính kèm, giải pháp gia cố khung thi em đã xử lý xong như H3.
                    - Bài toán đưa ra: Giải pháp kết cấu móng và biện pháp thi công móng thế nào cho an toàn và tiết kiệm nhất??? ngoài biện pháp em đưa ra (H4), còn có giải pháp nào hay hơn không, xin mời các cao thủ cho ý kiến.
                    Em xin mời bác nào cho em biện pháp thi công móng hay nhất đi nhậu một chầu sáng đêm mới về.........
                    Attached Files

                    Ghi chú


                    • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                      Nguyên văn bởi ozzyvn03 View Post
                      - Bài toán đưa ra: Giải pháp kết cấu móng và biện pháp thi công móng thế nào cho an toàn và tiết kiệm nhất??? ngoài biện pháp em đưa ra (H4), còn có giải pháp nào hay hơn không, xin mời các cao thủ cho ý kiến.
                      Em xin mời bác nào cho em biện pháp thi công móng hay nhất đi nhậu một chầu sáng đêm mới về.........
                      Em chỉ cảm nhận thế này, bác kiểm tra lại thử xem. Thực ra bác chỉ nâng chiều cao cầu trục là chủ yếu, sức tải còn giảm đi (Cầu trục trục A-D giảm từ 30T xuống 25T; D-G giảm từ 20T xuống 15T). Do vậy bác gia cố mấy cái cột chắc chịu tải ngang là OK rồi nhưng phần móng có vẻ hơi phí vì bác bỏ qua khả năng chịu tải của lớp bêtông nền nhà xưởng (Mác 200 dày 200 thép D12@150 hai lớp mà chỉ chịu tải có 15t/m2 thì ). Bác xem có thể chỉ cần cấu tạo 1 khối bê tông đủ to và sâu đủ để neo bulông phần cột ốp, phía trên cái khối bêtông đổ thêm đó bác làm 1 cái dầm dài độ 1m hay 2m gì đó để ép em bêtông nền phải tham gia chịu lực cùng (Thích thì làm thành 1 cái dầm chạy suốt chiều dài nhà luôn cho nó máu ). Như vậy thì khối lượng bêtông phải phá dỡ và đổ mới đều giảm đi nhiều chứ em thấy bác đào về mỗi bên cột theo cạnh dài tới gần 2m thì nhiều quá - Nhưng lại có cơ hội đào được cổ vật khi đào móng - Khó nghĩ quá.
                      Đấy là thiển ý của em bác xem thử liệu có được không

                      Ghi chú


                      • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                        Nguyên văn bởi dunghn View Post
                        Em chỉ cảm nhận thế này, bác kiểm tra lại thử xem. Thực ra bác chỉ nâng chiều cao cầu trục là chủ yếu, sức tải còn giảm đi (Cầu trục trục A-D giảm từ 30T xuống 25T; D-G giảm từ 20T xuống 15T). Do vậy bác gia cố mấy cái cột chắc chịu tải ngang là OK rồi nhưng phần móng có vẻ hơi phí vì bác bỏ qua khả năng chịu tải của lớp bêtông nền nhà xưởng (Mác 200 dày 200 thép D12@150 hai lớp mà chỉ chịu tải có 15t/m2 thì ). Bác xem có thể chỉ cần cấu tạo 1 khối bê tông đủ to và sâu đủ để neo bulông phần cột ốp, phía trên cái khối bêtông đổ thêm đó bác làm 1 cái dầm dài độ 1m hay 2m gì đó để ép em bêtông nền phải tham gia chịu lực cùng (Thích thì làm thành 1 cái dầm chạy suốt chiều dài nhà luôn cho nó máu ). Như vậy thì khối lượng bêtông phải phá dỡ và đổ mới đều giảm đi nhiều chứ em thấy bác đào về mỗi bên cột theo cạnh dài tới gần 2m thì nhiều quá - Nhưng lại có cơ hội đào được cổ vật khi đào móng - Khó nghĩ quá.
                        Đấy là thiển ý của em bác xem thử liệu có được không
                        Thanks ý kiến của Dũng.
                        Tuy nhiên, khi làm việc với nền có tải trọng 15 tấn/m2, khi đó nền bị lún xuống dần đến hệ móng BTCT riêng biệt của cột phụ lún theo (điều này có xảy ra không? DŨng suy nghĩ thử xem?) khi đó, độ lún giữa móng của cột chính và móng cột phụ sẽ không đồng đều, ảnh hưởng đến chuyển vị tại vai cột => có thể xoắn cột. Mình cũng suy nghĩ phương án mà Dũng đề xuất rồi nhưng không dám làm. Xin mời các anh em khác góp ý thêm...

                        Ghi chú


                        • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                          Nguyên văn bởi ozzyvn03 View Post
                          Thanks ý kiến của Dũng.
                          Tuy nhiên, khi làm việc với nền có tải trọng 15 tấn/m2, khi đó nền bị lún xuống dần đến hệ móng BTCT riêng biệt của cột phụ lún theo (điều này có xảy ra không? DŨng suy nghĩ thử xem?) khi đó, độ lún giữa móng của cột chính và móng cột phụ sẽ không đồng đều, ảnh hưởng đến chuyển vị tại vai cột => có thể xoắn cột. Mình cũng suy nghĩ phương án mà Dũng đề xuất rồi nhưng không dám làm. Xin mời các anh em khác góp ý thêm...
                          15 tấn/m2 nghe thì to nhưng đất nền là 21tấn/m2 mà công trình đang sử dụng bình thường chứng tỏ còn dư 6 tấn/m2. Móng cột phụ chịu tải bao nhiêu bác đã kiểm tra chưa - Vì có nghĩ đến hiện tượng lún cục bộ nên em mới nói bác kiểm tra lại mà. Riêng em với đất tốt thế, nền xịn thế, gió tại Đồng Nai thuộc vùng IA, tải trọng cầu trục lại giảm đi như thế (Bỏ qua sự làm việc đồng thời của cột cũ và phần cột gia cố nhá) khỏi cần tính luôn nếu không có yêu cầu (Không kể đưa đi thẩm định thì vẫn phải làm bảng tính rồi ). Còn nếu bác không xét đến việc giảm tải của cầu trục và tận dụng khả năng làm việc của bê tông nền thì chắc hết cách rồi
                          Tiện em hỏi thêm bác chút - Trong phương án của bác nếu bác đã lo lắng đến việc lún của nền bác có kiểm tra lại độ an toàn của cánh móng sau khi cải tạo chưa ạ? 15 tấn/m2 đè lên phần cánh móng cải tạo cũng to to bác nhỉ

                          Ghi chú


                          • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                            Nguyên văn bởi dunghn View Post
                            15 tấn/m2 nghe thì to nhưng đất nền là 21tấn/m2 mà công trình đang sử dụng bình thường chứng tỏ còn dư 6 tấn/m2. Móng cột phụ chịu tải bao nhiêu bác đã kiểm tra chưa - Vì có nghĩ đến hiện tượng lún cục bộ nên em mới nói bác kiểm tra lại mà. Riêng em với đất tốt thế, nền xịn thế, gió tại Đồng Nai thuộc vùng IA, tải trọng cầu trục lại giảm đi như thế (Bỏ qua sự làm việc đồng thời của cột cũ và phần cột gia cố nhá) khỏi cần tính luôn nếu không có yêu cầu (Không kể đưa đi thẩm định thì vẫn phải làm bảng tính rồi ). Còn nếu bác không xét đến việc giảm tải của cầu trục và tận dụng khả năng làm việc của bê tông nền thì chắc hết cách rồi
                            Tiện em hỏi thêm bác chút - Trong phương án của bác nếu bác đã lo lắng đến việc lún của nền bác có kiểm tra lại độ an toàn của cánh móng sau khi cải tạo chưa ạ? 15 tấn/m2 đè lên phần cánh móng cải tạo cũng to to bác nhỉ
                            Thanks Dũng về những góp ý.
                            Hiện nay với giải pháp kết cấu khung đưa ra, lực nén max tại cột phụ theo tính toán của mình khoảng 37.5 (tấn) moment max khoảng 3.1 (tấn), nếu sử dụng móng đơn cho cột phụ, mình tính toán sơ bộ diện tích móng cũng phải 1.4x1.4 m, độ lún khoảng 6.7cm trong khi với cai móng hiện hữu (nhà xưởng sử dụng được 1 năm), độ lún chỉ khoảng 2.5cm. Về tải trọng tác dụng lên nền, đúng là yêu cầu chỉ 15 tấn/m2 tuy nhiên do đơn vị chuyên sản xuất thép nên họ không bao giờ chất tải 15 tấn/m2 mà có khi là 25->30 tấn/m2 (tùy vào cuốn thép đó nặng bao nhiêu). Vấn đề tải cầu trục, đúng là có hạ tải xuống tuy nhiên nâng cao vai cột lên, moment chân cột tất nhiên là lớn hơn so với ban đầu rồi. Anyway, thanks Dũng nhiều về những góp ý. Mình sẽ nghiên cứu kỹ hơn ý kiến của Dũng. Dũng ở SG hay HN vậy?? Nếu SG, cho mình số phone để anh em gặp nhau uống vài ly nhé...
                            Trân trọng

                            Ghi chú


                            • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                              Xin gop y vao nha Zamil, Khung dan thep:

                              - Phai co thanh giằng chéo (timber diagonal) o vach va mai nha, de giu Ổn định chong lat ngang.(domino effect)
                              - Da co phan mem thi nen tinh khung thep 3D cho 2 giai doan:
                              a) Montage (thi cong), su co thuong xay ra noi day.
                              Vi vay cho them gia toc tac dung ngang 3% den 7% cua phan thang de tang an toan trong giai doan nay.
                              b) Operation, Luc nao cung phai tinh ket qua cho vao Thuyet minh ket cau (Report static). Luc Gio tinh tac dung ngang phai co.
                              Last edited by umy; 24-01-2010, 05:14 PM.

                              Ghi chú


                              • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                                Nguyên văn bởi umy View Post
                                Xin gop y vao nha Zamil, Khung dan thep:

                                - Phai co thanh giằng chéo (timber diagonal) o vach va mai nha, de giu Ổn định chong lat ngang.(domino effect)
                                - Da co phan mem thi nen tinh khung thep 3D cho 2 giai doan:
                                a) Montage (thi cong), su co thuong xay ra noi day.
                                Vi vay cho them gia toc tac dung ngang 3% den 7% cua phan thang de tang an toan trong giai doan nay.
                                b) Operation, Luc nao cung phai tinh ket qua cho vao Thuyet minh ket cau (Report static). Luc Gio tinh tac dung ngang phai co.
                                Em xin phép bình luận cái nhận xét của bác umy:
                                1. Đúng là cần phải có giằng như bác nói, nhưng nếu có hiệu ứng domino thì ngay cả khi có giằng chéo, nhiều cột/dầm vẫn bị oằn theo phương ngoài mặt phẳng (mặt dù không sập) và không sử dụng được nữa.
                                2. Tiêu chuẩn AISC qui định cấu kiện được giằng ngang nếu thanh giằng chịu được 5% lực dọc lớn nhất trong cấu kiện, Eurocode EC03 qui định tỷ lệ này là 10%. Vì vậy tỷ lệ 3-7% mà bác nói, em nghĩ là hợp lý. Mong các bác bình luận thêm.
                                3. Đúng là tải trọng và độ ổn định trong quá trình thi công phải được tính toán nhưng theo thiết kế của nhiều công ty (kể cả ẤN độ, Trung Quốc, Singapore), họ thường bỏ qua khâu này vì:
                                3.1. Nhà thầu thiết kế thường không phải là nhà thầu lắp dựng, và thực tế là họ cũng không biết ngoài công trường lắp dựng như thế nào, vị trí móc cẩu ở đâu, góc của dây cáp là bao nhiêu... Đề xuất lắp dựng của kỹ sư thiết kế nhiều khi thiếu tính thuyết phục do họ không có kiến thức về lắp dựng.
                                3.2. Việc tổ chức thi công sẽ thuộc về phòng lắp dựng hoặc erection coordinator. Họ sẽ lập một biện pháp thi công (gọi là "Method statement & quality control for erection work") cái này độc lập với design calculation/ structure calculation. vì thế, để 2 tài liệu này không conflict với nhau, nhiều công ty chủ động bỏ tính toán biện pháp thi công trong design/structural calculation.
                                Còn lực gió thì tất nhiên là đã được cho vào tính toán vì với nhà công nghiệp, thông thường lực gió là lực nguy hiểm nhất.
                                Endeavor Team- Professionalism makes difference
                                Email: aiscdesigner@gmail.com

                                Ghi chú

                                Working...
                                X